Hiển thị các bài đăng có nhãn phẫu thuật hô móm thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhổ răng hàm bị sâu lúc nào?

Trên thực tế, nhổ răng sẽ được nha sỹ chỉ định nhổ bỏ trong hai trường hợp: răng sâu bị viêm nhiễm quá nặng, gây viêm tủy cấp, chân răng bị lung lay và phần thân răng bị vỡ mẻ gần hết không thể bọc sứ bảo tồn và trường hợp thứ 2 là răng bị chấn thương vỡ sát chân răng, mọi biện pháp bảo tồn răng đều không thực hiện được.




Có nên nhổ răng hàm bị sâu không?
Có nên nhổ răng hàm bị sâu không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng sâu thực tế của bạn. Không phải trường hợp răng sâu nào cũng cần thiết phải nhổ bỏ. Bảo tồn là nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh lý nha khoa. Răng sâu mà đặc biệt là răng hàm một khi bị nhổ răng hàm thì cần thiết phải trồng răng giả càng sớm càng tốt mà tốt nhất là làm implant. Việc trồng răng giả sẽ khá tốn kém mà chức năng ăn nhai, cảm biến thức ăn cũng không thể so sánh được với răng thật.
Hiện tại, theo những triệu chứng của bạn chúng tôi chưa thể đưa ra một nhận định cụ thể có nên nhổ răng hàm bị sâu hay không. Rất có thể tình trạng răng sâu của bạn đã khá nặng, dẫn tới viêm tủy, tạo nên những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Trường hợp này cần được thăm khám kỹ lưỡng.

Nếu như răng của bạn đã bị viêm tủy thì điều trị nội nha lấy tủy cần được thực hiện càng sớm càng tốt để bảo tồn răng tối đa. Thao tác lấy tủy có thể được thực hiện sau một lần hẹn với nha sỹ và tiếp theo đó phần răng bị vỡ mẻ cần được bảo tồn bằng cách bọc răng sứ. Phương pháp này sẽ giúp giữ được cấu trúc thực của răng khỏi tác động bên ngoài bởi một khi răng đã lấy tủy thì độ bền chắc không cao, dễ bị giòn vỡ. Bọc sứ vừa phục hình thẩm mỹ cho răng vừa đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường cho bạn.


Trường hợp răng của bạn không thể bảo tồn được, tình trạng viêm nhiễm đã gây áp xe xương ổ răng thì cần thiết phải nhổ răng sâu để loại trừ nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế bên. Hiện nay, với công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome sẽ đảm bảo an toàn cho bạn mà không có biến chứng nào xảy ra.

Sở dĩ công nghệ mới mang lại độ an toàn cao là bởi kỹ thuật nhổ không xâm lấn đến chân răng hay tách nướu quá nhiều. Mũi siêu âm sẽ giúp làm đứt hệ thống dây chằng nha chu xung quanh răng, do đó nha sỹ có thể lấy răng ra từng phần khá dễ dàng mà không tác động đến dây thần kinh.

Tốt nhất, bạn nên đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, thậm chí cần chụp X-quang, bác sỹ sẽ đưa ra cho bạn một nhận định và giải pháp điều trị nhổ răng hàm bị sâu cụ thể nhất.

Làm sao để bé không đau khi nhổ răng sữa tại nhà

Răng sữa khi đến tuổi phải thay răng thì sẽ tự động lung lay để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Việc thay răng của bé cũng tuân theo một quy luật đặc biệt là răng sữa sẽ tự tiêu chân, thân răng lung lay. Răng lung lay được nhiều thì bạn có thể nhổ răng sữa cho trẻ hoặc răng tự rụng mà không cần phải nhổ. Làm cách nào để trẻ không bị đau khi nhổ răng sữa tại nhà là điều mà nhiều phụ huynh quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải tỏa những băn khoăn lo lắng đó. Hãy cùng tìm hiểu nào!



Khi nào nên thực hiện nhổ răng sữa tại nhà?
Đầu tiên, phụ huynh phải nhớ rằng chỉ được nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà còn tất cả các vấn đề về răng vĩnh viễn như gãy chân, sâu răng,.. thì phải đưa bé đến phòng khám nha khoa để kiểm tra ổ răng, tình trạng răng miệng và có phương pháp điều trị thích hợp.
Răng sữa của bé cần phải thay khi nào?


THỨ TỰ THAY RĂNG SỮA ĐỘ TUỔI BÉ THAY RĂNG 
Răng cửa giữa 5 – 7 tuổi
Răng cửa bên 7 – 8 tuổi
Răng hàm sữa thứ nhất 9 – 10 tuổi
Răng nanh sữa 10 – 11 tuổi
Răng hàm sữa thứ hai 11 – 12 tuổi


Tuy nhiên cũng có nhiều bé răng đã lung lay nhưng không chịu rụng nên cần có tác động bên ngoài để nhổ răng nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì việc thay răng ở các bé có thể sớm hoặc chậm hơn so với thời gian trên từ 6 – 12 tháng đều không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
Nhổ răng sữa an toàn tại nhà.
Việc nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ cần cân nhắc và thực hiện đúng cách, hợp vệ sinh để không gây hại cũng như nguy hiểm cho bé. Có không ít trường hợp nhổ răng khiến bé đau đớn, không cầm được máu, bị viêm nhiễm. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để nhổ răng. Chỉ có bác sĩ mới biết phải làm những gì với chiếc răng cần nhổ của bé và cũng chỉ có họ mới lường trước được những tình huống phát sinh có thể xảy ra và có giải pháp phù hợp.

Khi thấy răng sữa của bé lung lay mà không có ngoại lực nào tác động thì tức là răng vĩnh viễn đã và đang mọc lên bên dưới. Lúc này, bạn có thể dùng ngón tay nhẹ nhàng lung lay chiếc răng này để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Lập đi lập lại động tác này mỗi ngày cho tới khi chỉ cần 1 lực nhẹ thì răng cũng có thể rụng.

Trong khi nhổ răng, cha mẹ nên đánh lạc hướng sự chú ý của bé để việc này diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Bạn nên rửa tay thật sạch và thực hiện với thao tác dứt khoát. Tuy nhiên khi cảm thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố vì sẽ khiến bé đau đớn, nhiễm trùng răng, chảy máu kéo dài hay sót chân răng.
Những điều cần lưu ý khi nhổ răng sữa
Khi răng sữa của bé mới bắt đầu lung lay, bạn rửa tay thật sạch và dùng lực nhẹ rồi tăng dần nhưng phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé.




Khi răng lung lay chưa đủ lớn tuyệt đối không được nhổ vì sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong bé.

Cho bé súc miệng bằng nước muối sau khi lay răng và hàng ngày sau khi nhổ răng.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho bé ăn các thực phẩm mềm như súp, cháo,…không cho bé ăn các thực phẩm cứng, nóng, lạnh, chua, ngọt.

Có nên nhổ răng sữa trước khi rụng hay giữ nguyên?

Trên thực tế, việc duy trì răng sữa đầy đủ sẽ đảm bảo cho việc phát triển hàm và định hướng cho răng vĩnh viễn sau này. Răng sữa giúp cho xương hàm phát triển hoàn thiện, bình thường trong thời gian đầu khi bé ăn dặm, giúp bé phát âm chính xác và tròn tiếng hơn. Răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn trong thời kỳ bé tập ăn.

Có nên nhổ răng sữa cho trẻ hay không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng răng miệng thực tế của bé. Nhiều bậc cha mẹ thường có quan niệm sai lầm khi cho rằng răng sữa không quan trọng bởi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ lớn. Trên thực tế răng sữa đóng một vai trò khá quan trọng trong việc hình thành một hàm răng đẹp sau này.


♦ Tư vấn:”Có nên nhổ răng sữa cho trẻ em hay không?”
Theo quy luật tự nhiên, răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên, thân răng sữa phía trên sẽ nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo theo một độ tuổi nhất định như sau:

Hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi

Hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi

Hai răng nanh: 9-12 tuổi

Hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi

Hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi


Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đã đúng thời điểm thay răng, răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa mãi không rụng thì cần phải có tác động bên ngoài là nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự sức khỏe răng miệng của bé.


Có nên nhổ răng sữa cho trẻ hay không?
Trong một số trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng chệch bên cạnh răng sữa răng sữa chưa có dấu hiệu gãy rụng thì cần phải nhổ răng sữa để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí hoặc việc mọc song song răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ tạo nên các lệch lạch về răng miệng sau này, khiến cho răng khấp khểnh, xô lệch không đều, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên thay răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau:

- Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

- Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, viêm tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.

Một khi trẻ mắc các vấn đề răng miệng thì việc nhổ răng sữa là cần thiết để tránh những biến chứng về sau, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

♦ Có nên nhổ răng sữa cho trẻ em hay không? và Cách nhổ răng sữa cho trẻ không đau
Cách nhổ răng sữa cho trẻ không đau tốt nhất là cần có sự can thiệp của nha sỹ. Có khá nhiều cha mẹ khi thấy răng sữa của trẻ lung lay là nhổ ngay với phương pháp dân gian mà không biết bên dưới răng vĩnh viễn đã mọc hay chưa. Điều này rất nguy hiểm vì nhổ răng sữa cho trẻ bằng tay hay chỉ không những rất đau mà còn dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, sót chân răng, viêm nhiễm, tổn thương xương hàm làm mặt mất đi vẻ cân đối. Bên cạnh đó nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít cứng lại và khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho bé.


Có nên nhổ răng sữa cho trẻ hay không cần qua sự thăm khám cụ thể của nha sỹ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên nhổ răng cho trẻ.

- Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.

- Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ.

- Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.

Tất cả các bệnh lý mà bé mắc phải cần được thông báo cụ thể nhất cho nha sỹ để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra. Khi bé được 18 tháng tuổi trở nên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng như bệnh lý hay lệch lạc để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

Nhổ răng sữa có đau không sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật của nha sỹ cũng như công nghệ của từng nha khoa sử dụng. Đối với răng sữa là các case đơn giản chỉ cần những dụng cụ cơ bản, có thể hỗ trợ với máy siêu âm cắt xương nhưng thường rất hiếm khi răng sữa của trẻ cần đến thiết bị phẫu thuật. Quan trọng hơn trong quá trình nhổ răng sữa là phương thức gây tê. Trung tâm thực hiện gây tê dạng bôi và dạng xịt trước rồi mới gây tê bằng ống tiêm để trẻ hoàn toàn không có cảm giác đau cũng như quá sợ hãi khi gây tê. Các bước này đảm bảo cho quá trình nhổ răng sữa dơn giản, thoải mái, không gây đau đớn cho bé.

Căn nguyên gây hô hàm là từ đâu?

Bệnh lý hô móm có thể xảy ra với mọi đối tượng, do yếu tố bên trong hoặc do ảnh hưởng bên ngoài. Niềng răng chỉ giải quyết được tình trạng hô móm do răng nhô ra trước quá mức, còn với các trường hợp hô móm nguyên nhân từ kiến trúc xương hàm thường khá nặng và niềng răng không giải quyết hoàn toàn.

Phân biệt được căn nguyên gây ra hô chuẩn xác sẽ có biện pháp chữa trị phù hợp nhằm đem đến hiệu quả cao nhất.

Hô móm do răng thì thực hiện biện pháp chỉnh nha bằng cách niềng răng là hợp lí, hô móm do hàm thì áp dụng thủ pháp phẫu thuật dời khối hàm một lần duy nhất, từ đó sẽ chữa trị dứt điểm. Còn với hô móm vừa do hàm vừa do răng cần kết hợp hài hòa cả hai thủ pháp trên, cần có chỉ định niềng răng trước hay phẫu thuật hàm trước để đạt được kết quả như ý.

Thủ pháp phẫu thuật hàm hô móm một lần duy nhất ra sao?


Bác sĩ sẽ chụp X-quang hàm mặt bằng máy 3D Dentri để đánh giá chính xác khiếm khuyết hô móm. Sau thời gian ấy, hai răng số 4 sẽ được nhổ, cung hàm sẽ được cắt rồi sau đó dời lùi về sau theo đúng tỉ lệ đã đo đạc. Như vậy sau 2 tiếng thực hiện phẫu thuật, tình trạng hô móm hoàn toàn được giải quyết dứt điểm.
Đối với trường hợp bệnh nhân vừa hô và hở lợi rất nặng sẽ được thực hiện kỹ thuật cắt xương hàm trên theo kỹ thuật Lefort I để đạt kết quả tối ưu.
Trung tâm phẫu thuật hàm hô móm không niềng răng danh tiếng tốt


Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và lên kế hoạch chữa trị hô, móm cho bệnh nhân hiệu quả trên nguyên tắc coi xét nhiều vấn đề để đưa ra chỉ định hiệu quả nhất, đảm bảo công năng hoàn hảo, thẩm mỹ cao và bảo toàn sức khỏe.

Kiến thức ngừa sâu răng của bạn tới đâu?

Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, trên màng sinh học và có khả năng gây sâu răng bằng cách các vi khuẩn này bám vào răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng.

Những nguyên nhân gây sâu răng
Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột, thời điểm chải răng và độ cứng răng của từng người.
Bị sâu ở kẽ răng phải làm sao?
Cách phòng ngừa sâu răng
- Để phòng bệnh mọi người cần phải chải răng sau mỗi bữa ăn. Chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, hoặc ít nhất 1 lần trong ngày sau bữa tối chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới.



Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 450 so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi, chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng.

Chải từng nhóm răng tới khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại

- Súc miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng, thêm các chất làm khô niêm mạc miệng, chất tạo mùi thơm…

- Tránh ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt, chải răng đúng cách là việc quan trọng để làm sạch hoàn toàn các răng

- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng: Các kẽ răng thường vẫn còn đọng thức ăn sau khi chải răng Nếu đánh và chà răng không thôi thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu và chỉ có chỉ tơ nha khoa làm sạch được vùng này bởi vậy nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng.

Cách dùng như sau: Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo lên theo kẽ răng, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ. Sau đó cũng trên một kẽ răng đó kéo sợi chỉ cọ qua lại vùng cổ răng của từng răng tạo nên kẽ răng đó

- Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng.

Những răng mọc lệch lạc cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng. Tránh ăn vặt đồ ngọt nhiều lần, nên ăn thành bữa và chải răng sau bữa ăn.

- Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa kịp thời.

- Dùng thuốc chải răng có fluoride, nước uống hoặc muối ăn có bổ xung Fluor, Dùng nước máy, sữa chứa fluor, dùng kem đánh răng có fluor giảm được 30% sâu răng.

- Dùng nhựa tổng hợp dùng trong nha khoa ( Composite ) phủ lên mặt nhai các răng có nguy cơ sâu răng cao như trên mặt nhai của răng hàm hoặc những răng răng hàm nhỏ (premolars) có nhiều đường rãnh và hố sâu trũng làm cho thức ăn thường hay bị ứ đọng lại trên mặt nên dễ bị sâu răng hơn những răng khác.

Chất nhựa sealant sẽ được đổ bao phủ trên những mặt răng, hàn kín các kẽ hở sâu trên mặt nhai gọi là trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng.

Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng. Việc phòng ngừa sâu răng phải diễn ra sớm nhất có thể và ngày qua ngày không được bỏ lỡ.

Chữa móm do di truyền bằng phẫu thuật hàm móm

Phẫu thuật hàm móm chỉ áp dụng khi bạn bị móm do xương hàm dưới đưa ra quá mức so với xương hàm trên và với khuôn mặt nói chung. Vì chỉ phẫu thuật mới có thể tác động tới xương hàm để chỉnh lại tỷ lệ giữa hai hàm trên và dưới.

Phẫu thuật hàm móm có phức tạp và nguy hiểm không?
Kỹ thuật này muốn thực hiện cần phải thực hiện giải phẫu phần hàm để cắt bớt hoặc dời xương hàm dưới lui vào trong. Đôi khi còn kết hợp cả đẩy xương hàm trên ra nếu phần hàm này lui vào trong quá nhiều.


Nhìn chung, kỹ thuật này không đơn giản và chỉ bác sỹ chuyên sâu phẫu thuật chỉnh hình mới thực hiện được.


Cũng do phải phẫu thuật chỉnh nha hàm mặt nên đương nhiên sẽ có nhiều nguy cơ hơn so với các kỹ thuật nha khoa khác. Song chỉ cần có bác sỹ giỏi đảm trách phẫu thuật là có thể yên tâm. Chỉ khi bác sỹ có đầy đủ năng lực mới nhận đảm trách phẫu thuật. Và khi đã đảm trách thì sẽ luôn thận trọng trong từng chỉ định cụ thể. Chỉ bác sỹ giỏi về phẫu thuật chỉnh hình, từng được đào tạo tại Pháp, tu nghiệp nhiều năm tại Mỹ, đã trải qua kinh nghiệm chữa hàm móm thành công cho nhiều bệnh nhân.


Đáng nói ở chỗ, trong khi điều trị, bác sỹ luôn thận trọng, không tùy tiện và chỉ đưa ra chỉ định khi thực sự hữu ích cần thiết và phải an toàn đối với bệnh nhân. Đó chính là điểm mạnh giúp được bệnh nhân tin tưởng và yêu mến.

Đã có nhiều bệnh nhân bị hàm móm được điều trị thành công và luôn có những phản hồi tốt sau nhiều năm tái khám. Vì thế, bạn có thể yên tâm khi điều trị phẫu thuật hàm móm tại Trung tâm, bác sỹ sẽ tận tâm điều trị hiệu quả, thẩm mỹ nhất cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!

Chình hình răng hàm mặt là gì ?

Chỉnh hình răng hàm mặt là một chuyên ngành sâu trong nha khoa với mục đích nghiên cứu và chẩn đoán, ngăn ngừa và điều trị những sai lệch về khớp cắn răng miệng và các lệch lạc bất thường của răng và hàm mặt, để có thể mang lại một bộ răng chức năng và thẩm mỹ.


Chỉnh hình Răng hàm Mặt là gì ?.

Niềng răng cũng là một phương pháp trong chỉnh hình răng hàm mặt
Niềng răng cũng là một phương pháp trong chỉnh hình răng hàm mặt

Chỉnh hình Răng Hàm Mặt là một phương pháp chỉnh nha hiện đại được nhiều bác sĩ chỉ định điều trị và bệnh nhân lựa chọn để điều trị khắc phục tình trạng răng miệng không được đẹp với các tình trạng răng bị hô, vẩu, móm, mọc lệch lạc, mọc không đều hoặc mọc chen chúc nhau… gây mất thẩm mỹ cho khuôn miệng, làm gương mặt không cân đối và kém hài hòa.

Với chỉnh hình Răng Hàm Mặt bệnh nhân có thể tự tin hơn với hàm răng đều đặn, được sắp xếp thẳng tắp trên khung hàm, khuôn miệng cân đối, hài hòa với các đường nét khuôn mặt và đặc biệt là nụ cười tỏa nắng. Hơn thế nữa việc chỉnh nha còn giúp bệnh nhân có được khớp cắn đều, phục hồi được chức năng ăn nhai bình thường của răng miệng.

Điều trị chỉnh hình Răng Hàm Mặt yêu cầu những hiểu biết, kỹ năng cũng như những chuyên môn cao. Bởi việc nắn chỉnh nha là một phương pháp phức tạp đòi hỏi phải được thực hiện một cách tỷ mỉ, chi tiết nhằm tránh được những ảnh hưởng cũng như những tổn thương có thể xảy đến với sức khỏe răng miệng. Để có thể dịch chuyển và sắp xếp lại các răng mọc lộn xộn, không cân đối, các răng mọc không đều, chen lấn xô đẩy nhau vè vị trí hợp lý như những dự định trên phát đồ điều trị yêu cầu bác sĩ phải có kỹ năng và chuyên môn cũng như kinh nghiệm cao.

Việc điều chỉnh được hài hòa khớp cắn giúp khuôn mặt hài hòa, cân đối, chức năng răng được cải thiện và nụ cười đẹp, tự tin tỏa sáng. Hiệu quả của việc chỉnh hình Răng hàm Mặt không chỉ đơn thuần chỉ là việc sắp xếp lại các răng sao cho đều cho đúng vị trí mà nó còn làm được nhiều hơn thế.

Nếu như còn thắc mắc nào về chỉnh hình răng hàm mặt cần tư vấn bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 các bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp cho bạn.

Răng móm, hàm móm là gì?

Để có được giải pháp chữa răng móm triệt để và tốt nhất, chúng ta cần hiểu răng móm là gì. Răng móm là một dạng sai lệch khớp cắn, hay nói cách khác là khớp cắn ngược, khiến vòm hàm dưới phù ngoài vòm hàm trên. Nói một cách dễ hiểu khi bạn ngậm miệng lại, thông thường hàm trên sẽ nằm bên ngoài hàm dưới nhưng đối với ai bị móm thì hàm dưới sẽ nằm ngoài hàm trên.


Bên cạnh tình trạng răng vẩu thì răng móm cũng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Bởi lẽ răng móm làm ảnh hưởng xấu đến khuôn miệng cũng như gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ gương mặt. Vậy tóm lại răng móm là gì? Có cách nào chữa triệt để không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc mà bạn gặp phải.

Răng móm là gì?
 Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong hoạt động ăn nhai cũng như giao tiếp với mọi người xung quanh.
 Hàm móm là gì?
Theo thống kê có đến 70% răng móm là do di truyền, còn lại do những thói quen xấu từ hồi nhỏ như gặm mút ngón tay, tật đẩy lưỡi, nghiến răng khi ngủ… khi này xương hàm và răng đang phát triển, chưa được cứng chắc nên chỉ cần thường xuyên tác động lực nhẹ thôi thì cũng là nguyên nhân gây cho răng móm rồi

Phẫu thuật khớp hàm móm
Phẫu thuật khớp hàm móm

Có 2 nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng răng móm cho bệnh nhân, đó là do răng và do xương.

Nguyên do đầu tiên phải kể đến là móm do răng: Do răng hàm trên mọc cụp vào trong hoặc răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài, cũng có thể là xảy ra đồng thời cả hai nguyên nhân trên.

Nguyên do thứ hai là móm do xương: Xương hàm trên quá ngắn, thụt vào trong hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức, đưa ra ngoài, hoặc có thể là kết hợp cả hai.

Nguyên do thứ ba chính là sự kết hợp của cả răng và xương. Với nguyên nhân này, việc điều trị răng móm là phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất.


Phương pháp điều trị răng móm là gì?

Niềng răng:
Đây là phương pháp được chỉ định cho răng móm do răng. Tại nha khoa, hiện nay có 3 loại niềng răng đang được áp dụng.
Niềng răng mắc cài: có thể là niềng răng mắc cài mặt trong hoặc mặt ngoài nếu không muốn bị lộ. Đây là cách chỉnh nha phổ biến và lâu đời nhất, sử dụng các khí cụ chỉnh nha bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sứ, pha lê… Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp nhất tuy nhiên tính thẩm mỹ trong suốt quá trình thực hiện không cao.
Niềng răng tháo lắp: Cách này thường áp dụng cho răng hỗn hợp (nghĩalà răng trẻ em chưa được thay hết). Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, dễ tháo ra lắp vào để vệ sinh hay ăn uống. Tuy nhiên, giải pháp này không mang lại hiệu quả cao đối với răng và xương hàm đã cứng phát triển đầy đủ.
Niềng răng Invisalign & eCligner: đây là giải pháp có tính thẩm mỹ cao nhất. cho cảm giác niềng răng mà như không niềng, giúp người bệnh có thể tự tin khi giao tiếp với nhiều người. Mang nhiều ưu điểm nổi trội nhất như hiệu quả thẩm mỹ, dễ tháo lắp và vệ sinh, tiện lợi khi ăn uống nhưng phương pháp này vẫn tồn tại khuyết điểm là giá khá cao và khay niềng dễ bị thất lạc khi tháo lắp.

Khách hàng niềng răng móm tại Nha khoa

Lưu ý hiệu quả khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể
Hình ảnh phẫu thuật hàm móm
Hình ảnh phẫu thuật hàm móm


Phẫu thuật xương hàm:

Đây là giải pháp thường dùng cho các trường hợp móm do xương hàm. Phương pháp này được tiến hành bằng cách đẩy toàn bộ phần xương hàm dưới vào trong, thiết lập khớp cắn mới cũng như xương hàm mới, điều chỉnh cân đối hai khớp cắn và giúp cho khuôn mặt trở nên hài hòa hơn. Đây là một kỹ thuật chỉnh nha khó, dễ biến chứng, nên đòi hỏi bác sỹ phải có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Đối với trường hợp răng móm do cả hai nguyên nhân do răng và xương kết hợp thì để chữa triệt để, cần điều trị kết hợp cả hai phương pháp là niềng răng và phẫu thuật xương hàm.
Phòng tránh hô móm từ nhỏ cho trẻ

Để đạt được hiệu quả cao nhất thì việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín là điều cần thiết. Nha khoa hiện nay được coi là một trong những nơi được ưa chuộng và lựa chọn nhiều nhất. Đa số các khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại đây đều cho phản hồi rất tích cực đồng thời họ cũng là người giới thiệu nha khoa đến với bạn bè thân thiết.

Phẫu thuật chỉnh xương hàm chữa móm

Khi nhắc tới móm nhiều người nghĩ ngay tới niềng răng nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng niềng răng. Một số trường hợp móm do xương hàm thì phải nhờ tới phẫu thuật chỉnh hình xương hàm thì mới có thể điều trị hiệu quả được.

Ngày nay, để thuận tiện cho việc chuẩn đoán và điều trị móm được chia thành 2 dạng chính: móm do răng hoặc do xương hàm.


Móm (khớp cắn ngược) do răng: 


Móm dạng này vấn đề chính nằm ở phần răng cửa. Phương pháp xử lý đơn giản. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì phần răng và xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn tới sự kém phát triển của hàm trên, làm gương mặt bị gãy, trông mất thẩm mỹ. Điều trị móm dạng này bác sĩ thường chọn phương pháp niềng răng, sử dụng 2 loại dụng cụ niềng tháo lắp và gắn chặt.


Móm (khớp cắn ngược) do xương hàm: 


Dạng móm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do hàm trên kém phát triển, hàm dưới phát triển quá mạnh, hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước khiến cho răng hàm trên luôn ở phía trong so với răng hàm dưới. Để điều trị cần phẫu thuật tạo hình, phương pháp này mang lại một hàm răng đẹp chỉ sau một lần. Phẫu thuật móm (vẩu hàm) đang được ưa chuộng trên thế giới, vì bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, nó còn đảm bảo về độ an toàn, không làm ảnh hưởng tới chức năng vùng răng, hàm, mặt.

Phẫu thuật chỉnh xương hàm chữa móm bằng BSSO

Phẫu thuật chỉnh xương hàm chữa móm bằng kỹ thuật BSSO
Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm chữa móm bằng kỹ thuật BSSO

Tuy nhiên, với một số trường hợp móm vừa do hàm vừa do răng, cần kết hợp niềng răng trước để đảm bảo tính thẩm mỹ toàn diện sau phẫu thuật. Phẫu thuật chữa móm chỉ áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, các dấu hiệu tăng trưởng đã ngừng lại và sai lệch của khuôn mặt không còn tiếp tục.

Phẫu thuật chữa móm (vẩu hàm dưới) kỹ thuật BSSO không cần nhổ răng. BSSO (từ viết tắt của từ Bilateral Sagittal Split Osteotomy) nghĩa là cắt cành bên hai xương hàm dưới đẩy lùi về sau. Ưu điểm của kỹ thuật này là không cần nhổ răng, điều trị triệt để các trường hợp móm quá mức hay gọi là hàm cắn ngược hoặc vẩu hàm dưới.

Phương pháp cắt xương hàm BSSO mang lại hiệu quả cao trong phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trị móm qua một lần phẫu thuật, làm cho gương mặt trở nên hài hòa và nụ cười duyên dáng hơn.

Bệnh nhân sẽ tới gặp bác sĩ trực tiếp trước phẫu thuật để được tư vấn, xác định nguyên nhân và hướng điều trị.


Quy trình phẫu thuật móm BSSO chữa móm tại nha khoa KIM 


Kiểm tra sức khỏe tổng quát: làm các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo cuộc mổ được an toàn. Nếu có các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường… bệnh nhân cần thông báo càng sớm càng tốt với bác sĩ điều trị.

Tiến hành gây mê: để đảm bảo quy trình gây mê an toàn, phẫu thuật sẽ được thực hiện tại bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.

Bác sĩ tiến hành kỹ thuật BSSO cắt xương hàm dưới đẩy lùi về sau kèm cắt xương hàm trên đẩy trượt về trước sau đó nẹp cố định hàm.

Với máy cắt xương siêu âm Hi Speed Aesculap thế hệ tiên tiến 2013 tần số tự động cao, có thể tùy chỉnh phù hợp từng loại xương, chế độ điều khiển hiện đại bằng cảm ứng giúp cắt xương nhẹ nhàng, giảm thiểu tối đa bọt xương, ít đau và giảm sưng sau phẫu thuật, đảm bảo việc cắt xương an toàn và chính xác.

Hình ảnh phẫu thuật chỉnh hình xương hàm chữa móm tại nha khoa KIM
Hình ảnh phẫu thuật chỉnh hình xương hàm chữa móm tại nha khoa KIM

Nếu còn thắc mắc nào về phẫu thuật chỉnh xương hàm chữa móm cần được tư vấn bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.


Phẫu thuật chỉnh hàm hô là gì ?

Tromg hô hàm nhiều người vẫn nghĩ niềng răng sẽ hết nhưng thực tế niềng răng không giải quyết được. Rất nhiều trường hợp niềng răng không đúng chỉ định nên nhiều năm trời vẫn không giải quyết được. Đối với tình trạng hô do hàm thì chỉ có phẫu thuật chỉnh hàm hô mới giải quyết được.


- Chỉnh hàm hô móm công nghệ 3D là gì?


Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm công nghệ 3D là phương pháp giúp điều chỉnh 2 khung hàm trên và dưới theo một tỷ lệ cân bằng, phù hợp với gương mặt. Phương pháp này được sự hỗ trợ của thiết bị Vectra XT, cho phép chụp nhanh và dựng mô phỏng hình ảnh kết quả khi chưa thực hiện với hình ảnh nổi 3 chiều.

- Nguyên nhân gây ra tình trạng hô móm?


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô móm, chủ yếu là do di truyền và thói quen sinh hoạt không đúng cách khi còn nhỏ như: mút tay, ngậm cơm… Đa số người bị hô móm không cảm thấy tự nhiên khi cười, thường phải cố che giấu khuyết điểm bằng cách cười mỉm, không dám cười thoải mái hoặc lấy tay che miệng khi cười.


Vì sao nên lựa chọn phẫu thuật chỉnh hàm hô 3D ?


Khắc phục nhược điểm của các phương pháp chỉnh nha thông thường, chỉnh hàm hô móm công nghệ 3D mang đến nụ cười xinh, giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự tự tin cho mình.


 Xem trước kết quả phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm công nghệ 3D cho bạn xem trước kết quả sau phẫu thuật
Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm công nghệ 3D cho bạn xem trước kết quả sau phẫu thuật

Nha khoa KIM ứng dụng công nghệ chụp và dựng mô phỏng hình ảnh kết quả chỉnh hàm hô móm ngay cả khi chưa thực hiện - Vectra XT. Hệ thống này cho phép dựng kết quả trên không gian 3 chiều nổi, giúp khách hàng định hình được kết quả thẩm mỹ của bản thân để cảm thấy yên tâm hơn trước khi thực hiện.
Phẫu thuật hàm hô móm

 Khắc phục được nhiều khiếm khuyết cùng lúc

Mô phỏng quá trình điều trị hàm hô
Mô phỏng quá trình điều trị hàm hô


Mô phỏng quá trình điều trị hàm móm
Mô phỏng quá trình điều trị hàm móm


Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm cùng lúc có thể giải quyết được mọi tình trạng khiếm khuyết: Khung xương hàm trở nên bình thường, vừa vặn với khuôn miệng; bờ môi được cuộn vào và mất luôn tình trạng cười hở nướu…

Ít đau đớn, không để lại sẹo

Hạn chế đau đớn và nhiễm trùng tối đa nhờ sử dụng máy cắt xương chuyên dụng kết hợp máy cắt siêu âm, lưỡi cắt rất mỏng không làm tổn thương xương, không tạo bột xương, đường cắt chính xác. Hơn nữa, đường rạch niêm mạc nằm trong miệng nên không để lại sẹo.

Kết quả ổn định, phù hợp với nhiều trường hợp

Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm cho kết quả ổn định nếu đối tượng khách hàng đã trên 18 tuổi, khi đó xương hàm đã qua giai đoạn phát triển nên không có sự di lệch sau phẫu thuật chỉnh hình. Đối với phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hàm hô, chỉ cần 1 lần phẫu thuật, bạn sẽ lấy lại nụ cười tự tin với gương mặt thanh tú.

Đặc biệt, với phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm hô móm tại nha khoa KIM, tất cả các trường hợp hô móm đều có thể khắc phục được, trả hàm đúng tỉ lệ đẹp và di chuyển răng về đúng vị trí thẩm mỹ.

Tiến hành nhanh chóng


Thời gian phẫu thuật chỉnh hàm hô móm được rút ngắn rất nhiều, thường chỉ mất từ 2 – 4 giờ đồng hồ. Trong khi điều trị phẫu thuật chỉnh hình hô móm bằng phương pháp thông thường phải mất khoảng thời gian từ 2 – 4 năm.

Nếu còn thắc mắc nào xung quanh phẫu thuật chỉnh hàm hô thì bạn có thể liên hệ trực tiếp nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp. 

Được tạo bởi Blogger.