Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Kẹo nào tốt cho răng?

 Có một loại “kẹo” được “ưu ái” cho sức khỏe răng miệng. Chocolate sẽ rất tốt cho răng. Những nghiên cứu mới nhất được thực hiện tại Nhật, Anh và Hoa Kỳ đã cho thấy, chocolate rất hiệu quả trong việc bảo vệ, chống sâu răng, chống lại việc hình thành các mảng vữa bám trên răng. 

>>Trị sâu răng bao nhiêu tiền (http://dieutrirangsau.com/chua-sau-rang-bao-nhieu-tien/)
>>Răng bị sâu đen phải làm sao (http://dieutrirangsau.com/rang-bi-sau-den-phai-lam-sao/)

Ở xứ mình, hễ cái gì ngọt ngào và hơi cưng cứng thì cứ gọi là kẹo, vì thế chocolate cũng được gọi là kẹo. Trẻ em ngay từ nhỏ đã thuộc nằm lòng, ăn kẹo sẽ làm “sún răng".




Hạt cocoa (hay còn gọi là hạt cacao) chứa rất nhiều tannins, polyphenols và flavonoids. Đây là 3 chất chống oxy hóa “lão làng” có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho răng miệng. Tannins làm cho chocolate đen có vị hơi đắng và cũng làm cho chocolate có màu sậm đen. Điều “ăn tiền” nhất là tannins có tác dụng ngăn ngừa sâu răng bằng cách “trục xuất” vi khuẩn bám vào bề mặt của răng.

Chất polyphenols có tác dụng làm hạn chế tác động của vi khuẩn, có nghĩa là chất này sẽ “tiêu diệt” các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hơi thở có mùi “dễ xa nhau”, polyphenols cũng “kiêm” luôn tác dụng ngăn ngừa sự viêm nướu răng và chống sâu răng. Hợp chất flavonoid có tác dụng kiềm hãm, làm chậm lại tiến trình sâu răng.

Chocolate bán trên thị trường có rất nhiều loại như đen, sữa và trắng. Chocolate đen là loại “thuần khiết” nhất do được xử lý ít nhất nên hầu như còn giữ lại “tài sản” của hạt cacao nguyên chất. Vì vậy, chocolate đen được cho là “anh cả” của các loại chocolate về lợi ích cho sức khỏe. Để hưởng lợi ích tối đa của chocolate, khi chọn mua chocolate, nên chọn những loại có chứa từ 70 % trở lên thành phần cocoa.

Nói có sách, mách có chứng, vì sao chocolate đen lại rất tốt cho răng? Trong miệng của chúng ta bao giờ cũng có sự “xâm lược” của một loại vi khuẩn tên là streptococci vốn tạo ra nhiều axít gây hư hỏng men răng. Những chất oxy hóa có trong chocolate đen sẽ đóng vai trò như những chất kháng vi khuẩn, có tác dụng cản trở các vi khuẩn tạo thành axít gây hại cho men răng, hơn nữa, chất bơ cocoa sẽ có tác dụng bao bọc răng, không cho các mảng vữa có cơ hội lai vãng, bám vào răng.

Ngoài 3 loại chất chống oxy hóa “thượng thừa” kể trên, chocolate còn chứa hằng hà sa số các hợp chất chống oxy hóa khác. Các chất chống oxy hóa có trong chocolate đen được cho là cao gấp 4 lần so với trà xanh. Các chất chống oxy hóa này không những ức chế quá trình tạo ra các mảng bám vào răng mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh nha chu vốn gây viêm nướu, sưng nướu. Những loại vi khuẩn có “dây mơ rễ má” với bệnh nha chu cũng sẽ đi vào hệ tuần hoàn máu và sẽ “giở trò”, gây nên các bệnh về tim mạch.

Vì vậy, ăn chocolate xem như một công ba bốn chuyện, vừa bảo vệ răng miệng, bảo vệ tim mạch, vừa tận hưởng khoái cảm trên chót lưỡi đầu môi...


Để hưởng lợi ích tối đa của chocolate, điều quan trọng cần nhớ là chocolate chứ không phải là... rau cải, chúng vẫn chứa đường và chất béo. Lý tưởng nhất là mỗi ngày chỉ dùng khoảng 28 g.

Điều kiện nào thích hợp cho hàn răng thẩm mỹ?

Với công nghệ hiện đại hiện nay, với những vấn đề răng bị sứt, sâu nhỏ thì hàn răng thẩm mỹ là biện pháp tốt nhất với giá thành phù hợp, tiện lợi nhanh chóng. Vậy bạn tìm hiểu thông tin về hàn răng thẩm mỹ như thế nào? Hàn răng thẩm mỹ khi nào thích hợp để làm. Dưới đây chúng tôi đưa ra thông tin bổ ích cho bạn tham khảo.

Laser Tech là thế hệ laser Nha khoa 4.0 được các chuyên gia nha khoa thẩm mỹ khuyên sử dụng trong tất cả các trường hợp hàn răng thẩm mỹ với nhiều chất liệu khác nhau.
+ Răng bị sứt mẻ, vỡ nhỏ
+ Răng sau điều trị lỗ sâu, viêm tủy
+ Răng bị mòn men
+ Răng thưa hở kẽ

TẠI SAO NÊN HÀN RĂNG BẰNG CÔNG NGHỆ LASER TECH?
Dựa trên những nghiên cứu quan trọng về các đặc tính của Laser Er trong thẩm mỹ răng, các chuyên gia phục hình răng đầu ngành đã lựa chọn và phát phát triển một trong những đặc tính tốt nhất của loại laser này, đẩy tới giá trị cao nhất và an toàn tuyệt đối cho cơ thể để sử dụng cho hàn trám răng hoàn hảo nhất.

Thế hệ laser trám 4.0 đặc dụng

Laser Tech là thế hệ laser Nha khoa 4.0 đặc dụng, thích hợp cho tương tác giữa các chất liệu hàn răng nhân tạo với bề mặt răng sinh lý diễn ra tương khớp nhất, loại trừ được tất cả những sai khác mà phương pháp trám thông thường dễ mắc phải.

 Duy trì dài lâu

Chất liệu trám có thành phần khoáng hóa gần tương đương với ngà răng sinh lý, được hòa chế bằng công nghệ nha khoa Quốc tế cho ra đời sản phẩm đạt tiêu chuẩn và dễ thao tác nhất hiện nay. Khi đông cứng, chất trám có sức bền cao gần bằng ngà răng thật, không bị cong vênh trong thời gian dài.

 Khắc phục nhược điểm của kỹ thuật trám thông thường

Laser nha khoa 4.0 giúp kích thích chất trám tạo ra các chân bám tại vị trí cố định, không bị co kéo hay kích ứng nóng lạnh, khắc phục hoàn toàn tình trạng bị khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám – điều rất dễ gặp trong trám răng thông thường.

hàn răng thẩm mỹ khi nào
>>> Xem thêm: Hàn răng có đau không - Trám răng thẩm mỹ giá bao nhiêu
 An toàn tuyệt đối

Laser Tech đặc biệt tương thích cho hàn trám răng sâu do khả năng dễ hấp thụ nước trong lỗ sâu và có thể tạo xoang trám nhanh chóng, có chọn lọc nên không phạm vào mô răng lành, an toàn tuyệt đối với cơ thể.

QUY TRÌNH HÀN RĂNG LASER TECH TẠI NHA KHOA PARIS
Hàn răng Laser Tech là một trong những ứng dụng tiến bộ, được thực hiện với quy trình đảm bảo như kỹ thuật răng sứ để phục hình răng sinh lý tự nhiên, bền chắc như ban đầu.

 Thăm khám và tư vấn

Bác sỹ tiến hành khám tổng quát khoang miệng và răng cần hàn trám để xác định tình trạng răng. Nếu răng bị sâu hay viêm tủy cần điều trị bệnh lý trước khi trám.

 Đưa chất trám lên răng
Bằng dụng cụ chuyên dụng, bác sỹ đưa nhựa trám dạng dẻo lỏng lên răng vỡ, mẻ để bắt đều trám bít.

 Tạo hình chất trám
Nhựa trám được bác sỹ thao tác vừa khít với vết răng hỏng, tạo hình răng như thật và thẩm mỹ nhất để sửa soạn răng.

 Chiếu laser
Tiến hành chiếu Laser Er để đông cứng chất liệu trám để duy trì tạo hình răng bền chắc.

TƯ VẤN THƯỜNG GẶP KHI HÀN TRÁM RĂNG
1. Hàn răng Laser Tech ăn nhai bình thường được không?

Chất liệu trám có thành phần khoáng hóa gần tương đương ngà răng, sau khi đông cứng có độ rắn chắc không kém răng thật nên có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường

2. Hàn răng Laser Tech duy trì được bao lâu?

Nếu giữ gìn, vết hàn răng thẩm mỹ thực hiện bằng công nghệ hàn răng Laser Er Maximum có thể duy trì được rất lâu, gần bằng trám amalgam, sau 10 năm mới bắt đầu đổi màu

3. Sau hàn Laser Tech, răng có ê buốt không?

Chất liệu hàn trám răng thực chất là một dạng sứ dẻo đặc biệt, có độ đàn hồi và chân bám cố định, không có khoang rỗng giữa bề mặt răng thật và chất trám nên không bị kích thích ngà hay tủy răng. Vì thế sau hàn trám, răng không bị ê buốt, đau nhức

Với thông tin hữu ích trên, bạn sẽ có chọn lựa phù hợp cho mình.

Sâu răng ảnh hưởng đế trí thông minh và chiều cao của trẻ

Khi trẻ suy dinh dưỡng sẽ tác động xấu đến phát triển chiều cao của trẻ, bởi yếu tố dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (32%) quyết định việc phát triển chiều cao. Giúp con thông minh và cao lớn, phòng ngừa và chữa trị kịp thời sâu răng sữa

Cách trị sâu răng tại nhà
Sâu răng hàm ở trẻ em
Các nhà khoa học Na-uy đã chỉ ra rằng, bộ răng có mối liên quan chặt chẽ tới khả năng ghi nhớ của bộ não con người. Khi nhổ răng sâu, một vùng trên não sẽ bị ảnh hưởng xấu và giảm độ nhạy cảm của các vùng khác. Sâu răng khiến các động mạch não bị thu hẹp, ảnh hưởng tới hoạt động của não. Các bệnh về răng điển hình là tình trạng sâu sún răng sữa quá sớm (trước 6 tuổi) sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ cũng như trí thông minh của trẻ.

Tiến sĩ Nha khoa người Hồng Kông- Duangthip Duangporn cũng đã kết luận: “ Trẻ bị sâu nhiều răng sớm không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số IQ của trẻ” khi tiến hành nghiên cứu 600 trẻ từ 1-6 tuổi tại Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh (2005).

Sâu răng sữa ảnh hưởng xấu đến phát triển chiều cao
Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam) có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao, trong đó 2/3 giai đoạn nằm trong thời kỳ răng sữa (từ khi mọc mầm răng sữa đầu tiên ở tuần thứ 8 thai kỳ cho đến trước 6 tuổi), nhất là giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ. Nếu trong giai đoạn này, trẻ bị sâu sún răng sữa sớm và nhiều, trẻ khó khăn trong ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Đầu tiên, cha mẹ cần nêu cao ý thực phòng ngừa cho trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ, bởi: Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ sâu răng sữa là do mẹ bị sâu răng sẽ lây truyền vi khuẩn sâu răng sang thai nhi. Ngoài ra, khi mang thai mẹ bị viêm lợi (nướu), viêm nha chu sẽ khiến cho người phụ nữ tăng nguy cơ sinh non 2-3 lần. Theo Tiến sĩ Trần Thu Thủy ( Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược TPHCM) đã chỉ ra nguyên nhân quan trọng khiến trẻ sau sinh đối mặt với tình trạng men răng kém khoáng, răng bị mẻ (mủn) khi mọc lên là do: trẻ bị sinh non.

Thứ hai, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu sâu răng sữa, cha mẹ cần ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bởi ngay khi sinh ra, trẻ đã đối mặt với nhiều nguy cơ sâu răng sữa ở mọi lúc mọi nơi. Ngay cả khi trẻ được cha mẹ vệ sinh răng lợi hàng ngày đều đặn vẫn chưa đủ.


“Là một người công tác trong ngành Y, mình hiểu bạn răng sữa có ý nghĩa quan trọng thế nào đến việc định hình những chiếc răng vĩnh viễn của bé sau này. Vậy mà khi con gái hơn 2,5 tuổi, những răng cửa hàm trên của con bắt đầu ố vàng, dần lan xuống cả những răng hàm dưới. Răng hàm cũng bắt đầu xuất hiện những chấm đen báo hiệu sẽ bị sâu răng sữa. Mình lo lắm vì bé vẫn đánh răng khá đều đặn nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Ngay dấu hiệu đầu tiên đó, mình thấy cần thiết tìm giải pháp bảo vệ răng cho trẻ, để ngăn chặn kịp thời sự phát triển của bệnh sâu răng sữa”. Chia sẻ của Bác sĩ Trần Bảo Ngọc ( Trung tâm tiêm chủng Tp. Đà Nẵng)

Giải pháp nào an toàn cho trẻ để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng?. Cha mẹ cần tìm phương pháp mà yếu tố cơ sở khoa học, an toàn và hiệu quả triệt để đặt lên hàng đầu, tránh các giải pháp gây đau đớn và ảnh hưởng tâm lý sợ hãi khi trẻ còn nhỏ, cố gắng giúp bảo tồn răng sữa trẻ đã bị sâu đến tuổi thay răng bằng việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Từ câu truyện của chiếc răng sữa, sự hiểu biết đúng đắn của cha mẹ quyết định rất lớn đến tương lai của con. Cha mẹ sẽ góp phần phát huy trí thông minh và thúc đẩy chiều cao của trẻ bằng việc phòng ngừa và điều trị kịp thời bệnh sâu răng khi trẻ từ 0-6 tuổi.

Răng bị sâu nặng buộc nhổ bỏ tránh hại tủy

Đối với răng sâu thì bác sỹ sẽ chỉ định nhổ răng vì cho dù cháu cố gắng giữ gìn đến mấy răng vẫn sẽ tiếp tục hư hại, đến khi ăn vào tủy sẽ rất nguy hại. Đồng thời, răng sâu ở vị trí này còn dễ dàng tạo thành ổ vi khuẩn trong khoang miệng dẫn đến các bệnh như viêm nướu và làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh dẫn đến ê buốt thường xuyên, thậm chí là sâu răng tiếp.

2 trường hợp nên nhổ răng sâu cháu cần phải lưu ý đó là:
– Răng bị sâu nặng có nguy cơ hỏng răng không thể phục hồi được bằng các biện pháp bọc răng sứ hay trám răng. Khi đó nhổ răng sẽ tốt hơn là duy trì chiếc răng mang bệnh trên khuôn răng. Sau nhổ có thể phục hình lại hoàn hảo bằng phương pháp cấy răng Implant.

– Răng bị sâu dẫn đến hoại tử tủy mà không thể hỗ trợ điều trị nội nha được. Khi đó, nếu duy trì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh nên cần nhổ.

Vì thế trường hợp của cháu răng bị sâu nặng là cần phải nhổ. Tuy nhiên cháu lại đang sợ nhổ răng sâu có đau không. Chúng tôi có thể hiểu được tâm lý này và xin khẳng định với các cháu rằng nhổ răng sâu không hề đau và cũng không nguy hiểm khi được thực hiện tại trung tâm nha khoa uy tín dưới tay nghề cao của các bác sỹ cùng hỗ trợ từ trang thiết bị, công nghệ tân tiến.
Nhổ răng sâu có đau không và có nguy hiểm gì?
Nhổ răng sâu không đau vì dịch vụ nha khoa ngày nay đã phát triển rất hoàn thiện. Cháu có thể hoàn toàn yên tâm về kỹ thuật xử lý trong quá trình nhổ răng. Trước khi nhổ răng, cháu luôn được chỉ định tiêm thuốc tê. Các loại thuốc tê sử dụng hiện nay đều rất tốt. Thuốc tê sau khi ngấm có tác dụng làm tê khoảng 2 giờ sau khi nhổ răng. Lúc nhổ răng bệnh nhân chỉ có cảm giác tê cứng ở vùng miệng chứ không thấy đau.

Sau khi quá trình nhổ răng kết thúc, bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ kê thêm những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề cũng sẽ được bác sỹ cho vào toa để bệnh nhân sử dụng. Khi nhổ răng xong, hiện tượng chảy máu sẽ kéo dài khoảng 3 – 6 phút, từ khoảng 9 – 12 phút thì máu bắt đầu đông lại tạo thành cục máu đông lấp đầy khoảng trống của răng vừa nhổ tạo ra.

Đôi khi chướng ngại vật lớn cần phải vượt qua chính là tâm lý bản thân thổi phồng nỗi sợ hãi. Khi cháu đến với các trung tâm, các bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ hơn để cháu được yên tâm và trấn tĩnh khi đi nhổ răng. Đối với các trường hợp yếu thần kinh và yếu tim, tim dễ bị kích thích khiến cho mạch nhảy chậm và huyết áp thấp thì sẽ được chỉ định uống thuốc an thần nhẹ trước khi tiến hành nhổ răng.

Nếu phải nhổ răng, cháu sẽ được ứng dụng công nghệ nhổ răng gây tê tân tiến, an toàn, không đau, không biến chứng. Đây là công nghệ đặc biệt hữu ích đối với những ca nhổ răng khó, phức tạp. Với hệ thống gây tê, giảm đau và khử trùng tân tiến, bệnh nhân sẽ không phải chịu cảnh đau đớn hay gặp biến chứng nhiễm trùng trong quá trình nhổ răng.

Răng sâu nếu không giải quyết sớm sẽ có thể làm ảnh hưởng và lây lan đến các răng khác, chính vì vậy, tốt hơn là cháu nến đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt để có hướng tư vấn cụ thể và kịp thời. Nhổ răng sâu có đau không lúc này không còn là vấn đề khiến cháu nghi ngại nữa. Khi thực hiện nhổ răng, cháu cũng sẽ được thực hiện theo quy trình này vô cùng an toàn nhờ kỹ thuật gây tê tân tiến do trực tiếp bác sỹ giỏi hỗ trợ điều trị bằng thiết bị tân tiến, dụng cụ vô trùng.

Răng hàm bị sâu nên làm gì, có nên nhổ không?



Bệnh lý răng miệng phổ biến nhất có lẽ là răng sâu, phổ biến nhất là răng hàm. Do răng hàm nằm trong xương hàm nên việc khó khăn trong việc vệ sinh cũng như thức ăn dễ mắc kẹt tạo điều kiện sâu răng. Vậy trường hợp răng hàm bị sâu nên xử lý thế nào, có nên nhổ không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp.

1. Sâu răng hàm có nguy hiểm không?

Theo những gì bạn mô tả thì chúng tôi chưa thể đưa ra cho bạn một sự tư vấn phương pháp cụ thể nhất bởi việc xác định phương pháp tối ưu nhất sẽ dựa trên thực tế tình trạng sâu răng sau khi thăm khám cụ thể.

Sâu răng hàm rất nặng có nên nhổ không? Trong nha khoa, bảo tồn răng được coi là nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh lý bởi sau khi mất răng thì phương pháp phục hình sẽ khá tốn kém, đó là chưa kể đến việc khó khăn khi phục hình cho răng hàm. Nếu làm cầu răng cho răng hàm thì hiệu quả không cao khi cần mài cùi răng bên cạnh để làm trụ cho dải cầu răng đặt bên trên, dần dần răng hàm sẽ bị yếu đi và khả năng ăn nhai sẽ bị giảm sút.



Răng hàm sâu có nên nhổ không?

Trường hợp răng sâu vẫn còn có thể bảo tồn, chưa gây áp xe xương ổ răng thì nha sỹ sẽ cố gắng khôi phục một cách tối đa. Tình trạng đau nhức kéo dài thành từng cơn, thậm chí buốt lên tận óc của bạn có thể là do răng bạn đã sâu quá nặng và gây viêm tủy răng. Khi đó, nha sỹ cần tiến hành điều trị nội nha lấy tủy trước tiên để không gây viêm nhiễm lan rộng ra xương hàm và các răng kế bên. Bọc sứ là sẽ giải pháp bảo tồn răng tối đa trong trường hợp này do vết sâu quá lớn, gây vỡ mẻ nhiều thì hàn răng thường không hiệu quả. Bạn sẽ mất vài ngày để điều trị bệnh lý cũng như bọc sứ cho răng sâu.
2. Vậy sâu răng hàm rất nặng có nên nhổ không?

Với trường hợp vết sâu đã quá lớn, gây nhiễm khuẩn và răng đã lung lay hoặc chỉ còn chân răng không thể bảo tồn thì tốt nhất bạn nên nhổ bỏ răng để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Thao tác nhổ răng cũng không quá phức tạp với sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị hiện đại. Nha sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng răng, vị trí, hình dạng của răng trước khi nhổ. Thao tác gây tê cũng sẽ được tiến hành nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nhiều trong quá trình nhổ răng, sau đó bạn nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc cũng như kiêng kỵ thì sau một thời gian vết thương sẽ lành.


Tuy nhiên, răng hàm sau khi nhổ thì khả năng ăn nhai cũng kém đi khá nhiều, do đó, trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant sẽ được khuyến khích trong trường hợp này. So với làm cầu răng thì làm implant không tác động tới các răng kế bên nên có thể bảo tồn răng một cách tối đa và hạn chế được tình trạng tiêu xương do trụ implant cắm xuống xương hàm, tạo lực tác động ổn định nên có thể duy trì mật độ xương hàm gần như ban đầu.

Có lẽ qua bài viết trên bạn đã tìm được đáp án cho mình, nếu còn bất kỳ băn khoăn gì bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Răng sâu bị vỡ lớn, điều trị thế nào để tối ưu nhất



Răng sâu là trường hợp bệnh lý răng miệng phổ biến nhất. Khi răng sâu nặng bị vỡ lớn thì không nên xem thường và ta phải điều trị ngay. Vậy cách khắc phục hiệu quả nhất khi răng bị vỡ lớn là gì? Câu trả lời nằm ở bài viết sau đây.


Nguyên nhân làm răng sâu chủ yếu là do việc hình thành và phát triển của một loại vi khuẩn tên là Streptococcus Mutans trong khoang miệng. Loại vi khuẩn này thường sẽ cư ngụ tại các mảng bám trên cao răng. Răng lâu ngày không làm sạch cao răng sẽ tạo cơ hội cho chúng sản sinh ra các chất hữu cơ chuyển hóa tinh bột thành đường và acid. Vi khuẩn càng phát triển thì tình trạng sâu răng ngày càng nghiêm trọng và việc răng sâu bị vỡ lớn là hoàn toàn có thể xảy ra.

Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng sâu răng là những cơn đau nhức kéo dài và cho đến khi cấu trúc của răng bị phá hủy dẫn tới vỡ mẻ lớn thì tình trạng sâu răng đã trở nên rất nghiêm trọng, đòi hỏi cần có một phương pháp điều trị.

Răng bị sâu nặng và vỡ lớn phải làm sao khắc phục?

Việc điều trị răng sâu sẽ được tiến hành trước tiên bằng thao tác nạo sạch vết sâu. Nha sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để làm sạch các mô răng bị bệnh. Việc làm sạch vết sâu có tác dụng loại bỏ tất cả các mầm mống gây bệnh, tránh tình trạng ủ bệnh và tái phát sâu răng sau này. Thao tác nạo vết răng sâu cần được tiến hành chính xác để khéo léo loại bỏ hoàn toàn mô răng bệnh mà không xâm lấn đến các mô răng khỏe, tránh gây ê buốt, đau nhức quá nhiều.

Thông thường, đối với trường hợp răng bị sâu nặng và vỡ lớn thì có hai cách khắc phục chủ yếu là hàn răng và bọc răng sứ. Hàn trám răng là cách sử dụng chất liệu trám là amalgam trám bít vào chỗ răng sâu nhằm tái tạo lại hình dáng cũng như ngăn vi khuẩn xâm nhập trở lại. Phương pháp này khá đơn giản nhưng độ bền không quá cao do gặp vấn đề về độ bám dính của vật liệu trám đối với bề mặt răng.

Trường hợp răng bị mẻ ít thì hàn răng là cách khắc phục khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi vết sâu đã vỡ ở mức độ lớn thì tốt nhất bạn nên bọc răng sứ. Một mão sứ chụp bọc bên ngoài răng hàm từ mặt nhai cho đến chân răng sẽ giúp bảo vệ răng một cách tối đa. Răng sau khi bọc được phục hình một cách tối đa, đảm bảo ăn nhai tốt cũng như hạn chế sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.
Nhổ răng sâu bị vỡ lớn an toàn, không đau tại Nha khoa KIM

Tại Nha khoa KIM, tình trạng bệnh nhân có răng sâu bị vỡ lớn đến thăm khám rất thường xuyên. Và đa số bệnh nhân đến đây đều khi răng đã sâu quá nặng, phải tiến hành nhổ bỏ.

Hiện nay, Nha khoa KIM đã và đang áp dụng công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome hiện đại, công nghệ này với các mũi cắt siêu âm rất sắc bén giúp làm đứt các dây chằng nha chu và tổ chức mô bám quanh răng, mang lại hiệu quả tích cực cho việc tách nướu, không cần xuống sâu xương hàm vẫn nhổ bỏ gốc chân răng triệt để.

Nhổ răng sâu vỡ tại Nha khoa KIM.

Để thực hiện một ca nhổ răng sâu bị lớn và những ca nhổ răng phức tạp khác đảm bảo tiêu chí an toàn, không đau, hiện nay Nha khoa KIM đã trang bị máy chụp phim x-quang Cone Beam CT 3D thế hệ mới giúp việc chụp phim tại chỗ. Loại máy nha khoa hiện đại này sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng, vị trí và hệ thống các dây thần kinh xung quanh chiếc răng sâu cần nhổ.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị tốt nhất cho chiếc răng sâu kia, nếu còn băn khoăn cần được giải đáp bạn hãy tìm đến nha khoa KIM hospital để được tư vấn cũng như chữa trị một cách tốt nhất.

Răng sâu vào tủy nguy hiểm như thế nào?

Sâu răng có lẽ là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, tuy nhiên nếu không điều trị sớm thì tình trạng sâu răng sẽ ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là trường hợp răng sâu vào tủy. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.


Tủy răng theo như nghiên cứu là một loại tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, bên trong hai lớp mô cứng là men và ngà răng, tủy răng có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng.


Răng sâu tới tủy, cần phải được đến khám bác sĩ nha khoa sớm.

Mục đích quan trọng của việc chữa tủy răng là lấy hết được tủy răng bị viêm ra khỏi toàn bộ hệ thống ống tủy và hàn trám bù đầy đủ chất hàn vào hệ thống ống tủy đó để bảo tồn răng, giữ lại răng thực hiện chức năng ăn nhai mà không còn triệu chứng đau đớn của viêm tủy răng.
Răng sâu tới tủy, nguyên nhân do đâu?

Viêm tủy răng thường bắt đầu từ sâu răng, sâu răng gây ê buốt khi có nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu trong giai đoạn này răng sâu được chữa trị kịp thời thì sẽ tránh được bệnh tủy răng. Ngoài ra bệnh tủy răng còn có thể do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng. Nên đi khám và chữa tủy răng sớm nhất có thể
Dấu hiệu của bệnh răng sâu ăn vào tủy?

Viêm tủy răng có thể là viêm cấp hoặc viêm mạn, viêm cấp gây ra những cơn đau dữ dội, viêm mạn có thể đau cơn hoặc đau liên tục, cường độ đau ít hơn viêm cấp.

Đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 3 đến 30 phút, có thể đau mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi có kích thích hoặc thay đổi áp suất (ví dụ đi máy bay), khi hết cơn đau bệnh nhân lại thấy dễ chịu hoàn toàn.

Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa, nhiều trường hợp bệnh nhân đau uống thuốc giảm đau không tác dụng. Khi người bệnh nhai vào răng viêm tủy thì hơi đau, có thể có cảm giác răng lung lay.

Nếu không được điều trị thì đau tủy kéo dài tới khi tủy chết, nhiều người bệnh chủ quan cho rằng răng đã tự khỏi mà không biết rằng nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Răng viêm tủy có thể có lỗ sâu, vỡ rạn răng, mòn răng hoặc viêm nha chu.
Răng sâu đến tủy có nghiêm trọng không?

Tủy răng viêm sẽ bị xung huyết, giãn mạch, tăng áp lực trong lòng mạch. Tuy nhiên tủy răng được bao bọc bởi một vỏ cứng nên không thể phồng lên được, điều này dẫn đến tăng áp suất trong buồng tủy gây chết tủy. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.


Răng sâu tới tủy sẽ được trị triệt để nhất khi biết được chính xác tình trạng sâu răng

Hậu quả của viêm tủy còn là việc vi khuẩn xâm nhập qua hệ thống ống tủy tới vùng chóp răng gây viêm và apxe quanh chóp răng nếu không chữa tủy răng kịp thời.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự nguy hiểm của răng sâu vào tủy, nếu bạn có tình trạng trên hoặc có điều gì cần băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Răng sâu bị lung lay có nhổ không ?



Răng sâu có lẽ là bệnh lý phổ biến nhất. Chiếc răng bị sâu gây bệnh hôi miệng, nếu sâu nặng có thể ảnh hưởng những chiếc răng bên cạnh. Vậy răng sâu bị lung lay có nên nhổ không ?

Răng sâu bị lung lay là biểu hiện của các tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm mà nếu không được điều trị thì nguy cơ mất răng là rất cao. Có rất nhiều bệnh nhân khi răng bị lung lay có xu hướng muốn nhổ bỏ nhưng liệu răng sâu lung lay có nên nhổ không và đâu là giải pháp tối ưu?
♦ Răng sâu lung lay có nên nhổ không?

Không phải tất cả các trường hợp răng sâu bị lung lay đều phải nhổ răng mà tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý của bệnh nhân. Răng sâu lung lay chủ yếu do bệnh lý như viêm nướu hay viêm nha chu gây nên. Răng chủ yếu được bảo vệ bởi hệ thống dây chằng nha chu và nướu. Khi bộ phận này bị viêm thì chân răng sẽ yếu đi và có nguy cơ lung lay.

Răng sâu lung lay có nên nhổ không?

Bình thường nướu ôm sát vào chân răng nhưng khi vệ sinh răng miệng không tốt, đặc biệt là cao răng tồn tại dưới nướu quá nhiều sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu. Nếu viêm nướu không được điều trị sẽ phát triển thành viêm nha chu khiến cho răng bị lung lay, đau nhức, ảnh hưởng đến ăn nhai rất nhiều.

Tình trạng răng sâu lung lay do bệnh lý sâu răng gây nên. Khi răng bị sâu nặng, vết sâu lan xuống ống tủy gây viêm tủy mà không được điều trị nội nha kịp thời thì nguy cơ răng bị lung lay, dẫn tới mất răng, thậm chí gây áp xe ổ xương răng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Răng sâu bị lung lay có thể được điều trị bệnh lý bằng các phương pháp chuyên khoa. Khi vi khuẩn được loại bỏ và nướu tiêu sưng và viêm nhiễm thì sẽ ôm sát khít chân răng, giúp răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể bảo tồn thì nha sỹ sẽ khuyến khích bệnh nhân nhổ răng sâu để hạn chế biến chứng xảy ra.

Lấy cao răng là cách điều trị bệnh lý răng miệng hiệu quả
♦ Nên nhổ răng sâu bị lung lay theo phương pháp nào?

Đối với xương hàm, trong khá nhiều trường hợp nha sỹ cần tiến hành chụp X-quang để xác định rõ tình trạng răng như thế nào, từ đó đảm bảo cho ca nhổ răng sâu được an toàn hơn.

Hiện nay, trên thế giới, hầu hết các trung tâm nha khoa lớn đều áp dụng công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm thế hệ mới của Hoa Kỳ. So với cách nhổ răng lung lay truyền thống bằng dụng cụ nạy và kìm nha khoa thường gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân thì cách nhổ răng kiểu mới sẽ mang lại độ an toàn cao và giảm đau nhức tối đa cho bệnh nhân. Các mũi siêu âm sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc từ 28-36 Khz sẽ tác động trực tiếp làm đứt các dây chằng nha chu – hệ thống neo giữ răng sâu. Khi phần dây chằng này được loại bỏ thì việc lấy từng phần răng ra khá dễ dàng mà không tác động đến dây thần kinh.


Làm sạch răng miệng hàng ngày để loại bỏ nguy cơ bệnh lý răng miệng

Máy nhổ răng siêu âm hoàn toàn không tác động đến mô mềm hay xương hàm, xâm lấn ít đến nướu, do đó quá trình đóng nướu và lành thương diễn ra khá nhanh. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu nhổ răng sâu với công nghệ mới đảm bảo an toàn, không tác động đến dây thần kinh.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu bạn còn băn khoăn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

Xử lý răng sâu bị vỡ lớn khiến đau buốt và sốt



Răng sâu là một bệnh lý răng miệng phổ biến, nhưng trường hợp xấu hơn là răng sâu bị vỡ lớn khiến đau buốt, chảy máu, thậm chí là sốt. Vậy trường hợp này nên xử lý thế nào ?

1. Răng sâu xuất phát từ đâu?
Răng bị sâu có nguyên do chủ yếu xuất phát từ sự hoạt động của vi khuẩn có tên là Streptococcus Mutans trong khoang miệng. Các vi khuẩn này thường lưu trú trên những mảng bám cao răng không được làm sạch. Chúng sẽ sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Chính các acid này sẽ hòa tan men răng và ngà răng khiến cho phần thân răng bị sâu. Khi vi khuẩn tồn tại càng nhiều thì tình trạng sâu càng nặng.

Bạn đầu răng sâu không có biểu hiện gì cụ thể do bệnh diễn tiến âm thầm. Khi phát hiện ra lỗ sâu màu đen trên mặt nhai và thân răng cùng với cảm giác sâu răng đau buốt và răng sâu bị chảy máu thì tình trạng phá hủy mô răng đã khá nghiêm trọng. Dần dần phần mô răng sẽ bị ăn mòn dần tới tủy gây sốt, chảy máu cũng như buốt nhói lên tận óc. Từ đây, các biến chứng cũng có thể xuất hiện.
2. Làm gì khi răng sâu bị vỡ lớn gây đau buốt và chảy máu?

Bảo tồn răng là nguyên tắc đầu tiên cần phải tuân thủ khi điều trị bệnh lý nha khoa. Với những răng bị vỡ mẻ nhỏ, vết sâu chưa nghiêm trọng thì có thể dùng vật liệu nha khoa để trám bít lại. Tuy nhiên, trường hợp Răng sâu bị vỡ lớn gây đau buốt và chảy máu thì hàn răng không mang lại hiệu quả, dễ bị bong tróc, do đó bọc răng sứ sẽ là giải pháp răng sâu bị tổn thương nặng gây đau buốt.

Trước khi tiến hành bọc răng, nạo sạch vết sâu sẽ là thao tác được thực hiện đầu tiên nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô răng chứa vi khuẩn, tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú gây bệnh trở lại. Một mão sứ chế tạo theo đúng dấu răng sẽ giúp bao phủ toàn bộ phần thân răng. Mão sứ này có chức năng bảo vệ răng bị tổn thương khỏi những tác động bên ngoài cũng như giúp phục hình cho răng rất thẩm mỹ.

Khi tủy răng bị viêm cần điều trị nội nha trước tiên

Việc thực hiện bọc răng sứ chỉ được tiến hành khi phần răng sâu không vỡ quá nửa thân răng và chân răng còn tốt, không bị lung lay. Trường hợp vết sâu lan xuống tủy gây viêm tủy cấp thì việc điều trị nội nha cần được tiến hành trước tiên để bảo tồn răng.
3. Trường hợp nào cần nhổ răng sâu?

Trường hợp răng sâu quá nặng , răng sâu bị vỡ lớn không thể bảo tồn thì bắt buộc bạn phải nhổ bỏ răng sâu để tránh biến chứng. Thông thường, khi phần răng sâu mất nhiều mô, vi khuẩn sẽ xâm lấn đến ống tủy, gây kích ứng và viêm tủy cấp. Biểu hiện cụ thể của trường hợp này là cảm giác đau buốt dữ dội, kéo dài thành từng cơn, nhói lên tận óc, đặc biệt là về đêm.

Khi phần răng răng bị mất mô quá nhiều, bị lung lay và không thể tiến hành bảo tồn cũng như viêm tủy gây áp xe thì nhổ bỏ là điều cần thiết phải thực hiện càng sớm càng tốt. Biến chứng của tình trạng này không chỉ gây mất răng mà còn viêm nhiễm đến phần xương hàm và làm lung lay các răng kế bên.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu vẫn còn băn khoăn bạn hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn cũng như chữa trị một cách tốt nhất.

Răng sâu vào tủy có nên nhổ không ?



Răng sâu là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất. Nhưng trường hợp nặng nhất là răng sâu vào tủy gây nên những cơn đau ầm ĩ, đau buốt lên tận óc. Bài viết sau đây sẽ khái quát cho bạn hiểu răng sâu vào tủy là gì và mức độ nguy hiểm của nó.

>>nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không
>>biến chứng khi nhổ răng khôn
Tủy răng theo như nghiên cứu là một loại tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, bên trong hai lớp mô cứng là men và ngà răng, tủy răng có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng. Mục đích quan trọng của việc chữa tủy răng là lấy hết được tủy răng bị viêm ra khỏi toàn bộ hệ thống ống tủy và hàn trám bù đầy đủ chất hàn vào hệ thống ống tủy đó để bảo tồn răng, giữ lại răng thực hiện chức năng ăn nhai mà không còn triệu chứng đau đớn của viêm tủy răng

Nguyên nhân bị bệnh do đâu?
Răng sâu vào tủy có nên nhổ hay không?
Viêm tủy răng thường bắt đầu từ sâu răng, sâu răng gây ê buốt khi có nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu trong giai đoạn này răng sâu được chữa trị kịp thời thì sẽ tránh được bệnh tủy răng. Ngoài ra bệnh tủy răng còn có thể do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng. Nên đi khám và chữa tủy răng sớm nhất có thể
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tủy răng

Viêm tủy răng có thể là viêm cấp hoặc viêm mạn, viêm cấp gây ra những cơn đau dữ dội, viêm mạn có thể đau cơn hoặc đau liên tục, cường độ đau ít hơn viêm cấp.


Quá trình chữa tủy răng tại Nha Khoa Denta

Đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 3 đến 30 phút, có thể đau mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi có kích thích hoặc thay đổi áp suất (ví dụ đi máy bay), khi hết cơn đau bệnh nhân lại thấy dễ chịu hoàn toàn. Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa, nhiều trường hợp bệnh nhân đau uống thuốc giảm đau không tác dụng. Khi người bệnh nhai vào răng viêm tủy thì hơi đau, có thể có cảm giác răng lung lay. Nếu không được điều trị thì đau tủy kéo dài tới khi tủy chết, nhiều người bệnh chủ quan cho rằng răng đã tự khỏi mà không biết rằng nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Răng viêm tủy có thể có lỗ sâu, vỡ rạn răng, mòn răng hoặc viêm nha chu.
Hậu quả của viêm tủy răng

Tủy răng viêm sẽ bị xung huyết, giãn mạch, tăng áp lực trong lòng mạch. Tuy nhiên tủy răng được bao bọc bởi một vỏ cứng nên không thể phồng lên được, điều này dẫn đến tăng áp suất trong buồng tủy gây chết tủy. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.
Chua tuy rang - Chữa tủy răng
Hậu quả của viêm tủy còn là việc vi khuẩn xâm nhập qua hệ thống ống tủy tới vùng chóp răng gây viêm và apxe quanh chóp răng nếu không chữa tủy răng kịp thời
Cách chữa tủy răng như thế nào?

Bệnh nhân đau tủy răng có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời, khi dùng thuốc phải chú ý tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa và tác dụng toàn thân khác, cần phải khẩn trương đến bác sĩ răng hàm mặt để điều trị triệt để bệnh tủy răng.

Bệnh nhân có răng đau tủy cần tới bác sĩ nha khoa để khám chẩn đoán bệnh và chữa tủy răng hợp lý. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm để loại bỏ triệu chứng đau, nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy. Nếu bệnh nhân đau ít, cơn đau ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn rồi trám kín bằng hydroxit canxi, tránh kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu đau giảm thì không cần lấy bỏ tủy răng, thời gian theo dõi khoảng 6 tháng, phương pháp này gọi là hàn theo dõi. Nếu đau tăng lên thì cần lấy bỏ tủy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy. Hiện nay có nhiều loại dụng cụ nong và phương pháp tạo hình ống tủy nhưng đều có đặc điểm chung là dùng các lưỡi cắt trên cây nong ống tủy để lấy bớt ngà ở thành ống tủy và mở rộng ống tủy, trong quá trình nong rộng này không được đưa dụng cụ đi ra ngoài chóp răng. Việc lấy bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi sự kiên trì tỉ mỉ, có những trường hợp ống tủy nhỏ phải nong ống tủy rộng ra rồi mới lấy được hết tủy. Trong quá trình nong rộng ống tủy sẽ tạo ra các mùn ngà, một phần việc quan trọng là không được đẩy các mùn ngà xuống chóp chân răng. Quá trình nong rộng ống tủy phải kết hợp với bơm rửa nước natri hypochlorid 2,5% và các dung dịch bôi trơn để đưa các mùn ngà ra ngoài.

Bác sĩ nha khoa chữa tủy răng sẽ đo chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài (máy apex locator), sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy. Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát bằng Xquang kỹ thuật số, gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào các thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.

Máy đo chiều dài ống tủy

Các răng sau khi chữa tủy răng có tuổi thọ và cảm giác kém hơn răng còn tủy, dễ bị gãy vỡ do giòn hơn, đổi màu răng sau 3 đến 5 năm điều trị bởi không còn tủy là cơ quan cảm giác và dinh dưỡng cho răng nữa. Răng đã được điều trị tủy nên được bọc bảo vệ bởi một vỏ răng nhân tạo có thể bằng sứ hoặc thép để tăng cường tính chịu lực, giảm nguy cơ gãy vỡ cho răng

Phòng chữa tủy răng

Để phòng tránh bệnh viêm tủy răng, mỗi người nên đi kiểm tra răng để khám và chữa tủy răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện các răng sâu và chữa kịp thời, nếu có bệnh viêm lợi và viêm quanh răng thì nên chữa trị ngay, tránh không nhai vật cứng trong khẩu phần ăn như sụn, bánh mì, cá mực…

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý răng sâu vào tủy, để có thể phòng tránh cũng như chữa trị. Bạn còn băn khoăn thì hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn tốt hơn.

Răng bị sâu phai làm sao ?



Sâu răng có lẽ là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất. Sâu răng không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống do việc ăn nhai kém đi, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm phương pháp chữa trị sâu răng tốt nhất.


Sâu răng có nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây nên. Khi thức ăn không được làm sạch sau khi ăn, tồn tại trên răng sẽ tạo thành cao răng, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Các vi khuẩn này sẽ tác dụng vào chất tinh bột và đường tạo ra axit. Chính các axit này là tác nhân ăn mòn và hủy hoại các mô răng tạo nên các lỗ sâu, khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức kéo dài.

Bị sâu răng phải làm sao để điều trị triệt để?
♦ Bị sâu răng phải làm sao để điều trị triệt để?

+ Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng sẽ có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn ngừa cũng như hạn chế sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Chải răng với bàn chải lông mềm ngày 2-3 lần sau khi ăn, chải đều cả 4 mặt răng. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng. Song song với đó là việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, hạn chế tối đa nguy cơ sâu răng trở lại.

Bệnh nhân bị sâu răng cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Nên hạn chế tối đa các thức ăn, đồ uống có thành phần là đường và tinh bột. Các đồ uống có ga chứa nhiều axit cũng nên tránh để không làm tổn thương mô và men răng.

+ Tái khoáng, bổ sung Fluor

Trong một số trường hợp tình trạng sâu chưa nghiêm trọng thì nha sỹ sẽ sử dụng dung dịch keo Fluor ở chỗ răng sâu. Bởi vì Fluor ở dung dịch này có nồng độ cao hơn nhiều so với ở trong kem đánh răng. Fluor có tác dụng kích thích quá trình tái khoáng hoá, kết hợp với phân tử Calci và Phospho trong cấu trúc men răng tạo nên một chất cứng hơn men răng, chống chịu tốt sự ăn mòn của axit.

Bị sâu răng phải làm sao để điều trị triệt để?

Biện pháp tái khoáng phần bị sâu là cách dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Phương pháp này khá đơn giản và an toàn nên được các nha sỹ sử dụng nhiều trong điều trị răng chớm sâu.

+ Hàn trám răng bị sâu

Bị sâu răng phải làm sao để điều trị triệt để? Cách điều trị răng sâu hiệu quả nhất thường được tiến hành tại các trung tâm nha khoa là cần sớm loại bỏ các mô răng đã bị mủn, nhiễm khuẩn và phục hồi bù cấu trúc men răng bằng các vật liệu hàn răng, trám răng. Các mô răng bị bệnh sẽ được loại bỏ bởi một dụng cụ chuyên dụng. Thao tác này sẽ giúp làm sạch vết sâu, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trở lại.

Khi phần răng đã được làm sạch thì vật liệu trám nha khoa sẽ giúp phục hình các mô răng mất. Thao tác hàn răng khá đơn giản và được thực hiện chỉ trong vòng 15-20 phút. Vật liệu trám được tạo hình lại trên răng, tia laser sẽ giúp đông cứng vết trám, tái tạo lại thẩm mỹ tối đa cho răng cũng như hạn chế các tác động bên ngoài như hóa chất, axit, kích thích nóng lạnh hay vi khuẩn tác động đến răng.




Hàn trám giúp làm điều trị răng sâu hiệu quả

+ Điều trị tủy và bọc sứ

Trường hợp vết sâu quá lớn, gây mất mô nhiều và đau nhức dữ dội thì bạn cần xem xét đến biện pháp chữa sâu răng khác. Đặc biệt, khi phần tủy bị viêm nhiễm thì điều trị nội nha lấy tủy là điều cần thiết phải thực hiện trước tiên. Đây là tình trạng sâu răng đã quá nặng dẫn tới viêm ống tủy, gây đau buốt kéo dài, nếu không thực hiện điều trị thì nguy cơ mất răng là rất cao.

Phần răng sau khi được lấy tủy thì độ bền cũng giảm sút và dễ bị giòn vỡ khi có tác động mạnh, do đó bọc răng sứ là phương pháp được khuyến khích thực hiện. Mão sứ bọc bên ngoài toàn bộ phần răng thật sẽ giúp phục hình cho răng ngay cả khi răng bị vỡ lớn cũng như bảo vệ cho răng thật bên trong khỏi những tác động có hại từ bên ngoài, nhờ đó mà răng được bảo tồn tối đa.



Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn băn khoăn không biết cách chữa trị răng sâu thế nào tốt nhất thì hãy tìm đến một địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn cách chữa trị tốt nhất. 


Được tạo bởi Blogger.