Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-nhan-nho-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Tại sao có hiện tượng mọc răng khôn??

Răng khôn đã không còn là “nhân vật” xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những ai đã qua tuổi 18. Tại sao răng khôn mang tên gọi này và tại sao có hiện tượng mọc răng khôn ở người lớn?Vì sao cần phải nhổ bỏ đi chiếc răng khôn đó?

>>Moc rang khon nen an gi
>>nhổ răng xong máu vẫn chảy
1. Tại sao có hiện tương mọc răng khôn ở người lớn?
Hàm răng đủ là phải có 32 răng. Đó là con số chuẩn cho một hàm răng đảm bảo được đầy đủ chức năng hiện tượng mọc răng khôn ở người lớn cũng tương tự như khi mọc các răng khác.

Con người khi càng lớn, xương hàm càng phát triển, to và dài ra. Theo tiến trình mọc răng và phát triển cấu tạo hàm ở con người, cứ xương dài ra tới đâu thì răng mọc thêm tới đó, răng sữa rụng tới đâu thì răng vĩnh viễn trồi lên đúng lúc cho đến khi đủ số răng.
Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng ở người trưởng thành
Hiện tượng mọc răng khôn ở người lớn – Các “tư thế” oái oăm của răng khôn

Vì răng sữa ở trẻ chỉ có 20 cái, nên chỉ có 20 vị trí răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí của răng sữa. Số răng vĩnh viễn còn lại mọc lên tại các vị trí trống khác. Răng khôn cũng là những chiếc răng mọc lên tại các vị trí trống. Nhưng nó thường mọc ở vị trí sâu nhất của hàm. Mà chỉ đến khi chúng ta phát triển đến một độ tuổi nhất định, xương hàm đủ dài để mọc thêm răng thì mới có xương để cho mầm răng khôn phát triển.

Bởi thế, răng khôn chỉ có đủ điều kiện để mọc khi chúng ta trường thành, tức là sau khoảng 18 tuổi đến 25 tuổi. Sau khoảng thời gian này, xương hàm có xu hướng co lại hoặc tiêu bớt, nên không có đủ điều kiện để răng mọc. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, xương hàm ổn định lâu, thời gian phát triển dài thì mới xảy ra tình trạng mọc răng khôn trễ hơn.

2. Tại sao lại gọi là “Răng khôn”?
Có nhiều người lý giải rằng vì nó mọc ở sâu trong cùng nên mới gọi là là răng khôn. Thực tế, mỗi răng ở mỗi vị trí đều có hình dạng phù hợp với chức năng của nó, răng cửa khác răng hàm, răng nanh khác răng của, răng cối nhỏ khác răng cối lớn là vì thế. Chúng có cấu tạo phù hợp với chức năng nên có vị trí mọc nhất định. Răng khôn cũng không là ngoại lệ. Nó vốn dĩ là răng cối lớn thứ 3 tương đương với răng 8 răng cối lớn khác, nên nó phải mọc ở vị trí cạnh các răng cối lớn để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai đúng. 28 răng trước đã mọc kín chỗ chỉ còn lại phần xương hàm trong cùng trống để răng khôn mọc. Đó chưa hẳn là sự ngẫu nhiên mà nó phù hợp với quy luật phát triển của “bộ nhá” con người.

Răng khôn thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, khi mà chúng ta đã khôn lớn, có đủ nhận thức nên có lẽ nó được gọi luôn bằng cái tên ấy để chỉ thời điểm mọc. Vì cũng là răng cối lớn, nhưng trong khi các răng khác được gọi là răng hàm theo đặc thù chức năng, thì những chiếc răng mọc muộn này lại được gọi là răng khôn. Có lẽ do chức năng của nó không rõ ràng, không hỗ trợ nhiều cho ăn nhai, cũng không có tác dụng nhiều về tính thẩm mỹ lại dễ sinh bệnh cho răng miệng nên khó có thể gọi nó theo tên chức năng. Bởi thế, hiểu theo cách tên răng gắn với thời điểm phát triển nhận thức của con người phần nào hợp lý hơn.

3. Nguyên nhân thực chất của hiện tượng mọc răng khôn ở người lớn bị lệch
Thông thường răng khôn mọc lệch do nó mọc trễ, không đủ chỗ. Điều này chỉ tác động một phần, sâu xa vẫn là ở cấu tạo xương hàm. nếu quan sát phim chụp chúng ta dễ dàng nhận thấy hình dạng và chiều nghiêng của phần xương hàm trong cùng. Đôi khi, khoảng xương trong cùng bị hạ thấp xuống so với “mặt bằng” chung của hàm thành một bề mặt nghiêng. Chính những đặc điểm này mới chi phối làm nghiêng chiều răng mọc. Xương hàm nghiêng làm chiều răng dễ bị đâm thẳng vào răng hàm lớn, bề mặt xương nghiêng, hõm lại làm chiều răng nghiêng vào trong xương và bề mặt răng hõm thấp hơn răng hàm bên.
4. Tại sao bác sỹ luôn chỉ định nhổ răng khôn
Nếu răng khôn mọc sớm, đều và thẳng với toàn hàm, việc duy trì có thể bình thường. Nhưng với những chiếc răng khôn mọc bất thường, mọc lệch, thấp, nghiêng xa hay nghiêng gần, mọc ngược, bác sỹ đều khuyên nên nhổ càng sớm càng tốt.

Trong điều kiện chức năng của răng khôn không rõ ràng, mà sự tồn tại của nó lại ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng thì cách an toàn nhất là nên nhổ bỏ. Theo thông tin cung cấp bởi bác sỹ,nguy cơ viêm tủy và xương hàm tại vị trí răng khôn cao hơn gấp nhiều lần tại các vị trí khác. Bởi khi thức ăn dắt bám trong khoảng giữa của răng khôn và răng hàm bên cạnh khó làm sạch, dễ sinh sâu răng. Mà biến chứng sâu răng dẫn đến viêm tủy khi đi từ mặt bên của răng xuống sẽ nhanh chóng hơn nhiều so với khi đi từ mặt trên của răng xuống. Nhổ răng hàm, chính là không để tình trạng nguy hiểm này xảy ra.

Cần có cái nhìn khách quan hơn về răng khôn, nên phát hiện và chữa trị kịp thời để trách gây nguy hiểm cho bản thân.

Được tạo bởi Blogger.