Nguyên nhân khiến trẻ chảy máu chân răng?


Trẻ bị chảy máu chân răng là tình trạng khá nguy hiểm do vệ sinh răng miệng kém là chính. Bậc phụ huynh hãy theo dõi bài viết sau để tìm cách xử lý tốt nhất nhé.

Trẻ bị chảy máu chân răng 2
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu chân răng


1. Nguyên nhân trẻ bị chảy máu chân răng

- Nguyên nhân trực tiếp của trẻ bị chảy máu chân răng là do vi khuẩn gây bệnh răng miệng khi vệ sinh răng miệng kém. Các vi khuẩn sản sinh ra các độc tố khiến nướu trở lên nhảy cảm, viêm nhiễm, dễ chảy máu. Ngoài ra, khi bị viêm nướu trẻ đánh răng sẽ rất dễ bị chảy máu chân răng và lợi của trẻ có thể bị rách gây đau. Viêm nướu nếu không được điều trị đúng lúc thì sẽ dấn đến viêm nha chu, tụt lợi khiến răng bị lung lay và sau này thậm chí sẽ ảnh hưởng đến nền tảng của răng vĩnh viễn.

- Nguyên nhân nữa là do cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin cần thiết C,D,.. dẫn tới sức đề kháng của trẻ kém làm cho vi khuẩn gây bệnh răng miệng phát triển mạnh gây lên tình trạng trẻ bị chảy máu chân răng.

2. Trẻ bị chảy máu chân răng nên điều trị như thế nào?
Khi trẻ bị tình trạng chảy máu chân răng mà không được điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

- Khi trẻ bị chảy máu chân răng cần đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Khi đó bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và thăm khám tình trạng để có hướng điều trị, có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kèm theo một số loại thuốc chống viêm, diệt khuẩn để chấm dứt tình trạng viêm làm mô nướu phục hồi dần dần hạn chế và chữa dứt điểm tình trạng bị chảy máu chân răng.

- Khi có dấu hiệu trẻ bị chảy máu chân răng nhưng không thường xuyên thì bạn nên ngay lập tức chú ý để hướng dẫn trẻ cách súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, đánh răng và giữ vệ sinh răng miệng đúng cách

- Để phòng ngữa và chữa trị tình trạng trẻ bị chảy máu chân răng hiệu quả bạn cũng nên cung cấp bổ sung cho trẻ những vitamin cần thiết có trong khẩu phần ăn hàng ngày hoặc uống thực phẩm chức năng có chứa vitamin C,D,...

Hy vọng sau bài viết bậc phụ huynh sẽ có kinh nghiệm để chăm sóc răng miệng cho bé tốt hơn.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.