Nhổ răng sữa lung lay cho trẻ

Thưa bác sỹ. Bác sỹ tư vấn giúp em nhổ răng sữa lung lay thế nào cho đúng với ạ. Bé nhà em năm nay 6 tuổi và chưa thay cái răng nào. Gần đây cháu cứ hay kêu đau ở răng hàm và không chịu ăn uống gì. Em kiểm tra thì thấy có một chiếc răng sữa lung lay khá nhiều và nướu có dấu hiệu bị sưng. Em muốn nhổ cho bé nhưng sợ bị viêm nhiễm nên muốn tham khảo ý kiến bác sỹ trước ạ. Em cảm ơn! (Phạm Mạnh Tiến – TPHCM).

Trả lời :

Chào bạn Hà Linh !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc:” Nhổ răng sữa lung lay thế nào cho đúng” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.

Theo một quy luật, răng sữa sau một thời gian lung lay sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn thay thế. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 10 hay 12 tuổi.

Răng sữa lung lay cần có sự thăm khám cụ thể

Khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể tự theo dõi và nhổ răng sữa cho bé. Bạn chờ khi răng sữa lung lay thật nhiều và có thể dùng miếng gạc sạch lay răng sữa nhẹ nhàng nhiều lần và cho đến khi răng lung lay hẳn thì có thể nhổ răng ra. Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần lưu ý là cần vệ sinh thật sạch sẽ trước khi nhổ răng cho bé để tránh bị viêm nhiễm và chỉ nhổ răng khi răng sữa đã lung lay quá mức.

Trường hợp bé nhà bạn răng đã lung lay và đau nhức, nướu có dấu hiệu bị sưng thì có thể bé đã bị viêm nướu hoặc một bệnh lý răng miệng nào đó bởi thông thường khi răng lung lay chuẩn bị rụng sẽ không đau nhức quá nhiều và nướu cũng không bị sưng đỏ.

Mẹo xử lý răng sữa bị lung lay Chuẩn Nhất


Tốt nhất trường hợp này bạn nên đưa cháu đến địa chỉ nha khoa uy tín để được các nha sỹ thăm khám và tư vấn có nên nhổ răng sữa bị lung lay hay không mà không nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà cho bé hay đưa ra những phỏng đoán cá nhân. Bởi từng răng sẽ có tuổi thay răng khác nhau, nếu răng sữa bị lung lay mà nhổ sớm có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc lệch lạc sau này.

Hàm dưới:

- Răng cửa giữa: thay khi bé được 6-7 tuổi

- Răng cửa bên (răng số 2): 7 – 8 tuổi

- Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 9 – 10 tuổi

- Răng nanh (răng số 3): 10 – 11 tuổi

- Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 11 tuổi

Hàm trên:

- Răng cửa giữa: thay khi bé được 7 tuổi

- Răng cửa bên (răng số 2): 8 tuổi

- Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 11 – 12 tuổi

- Răng nanh (răng số 3): 11 – 12 tuổi

- Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 12 tuổi

Để biết răng sữa lung lay có nên nhổ không bạn cần căn cứ vào tuổi của răng

Trong thời gian này, bạn nên chú ý chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng cho bé. Có thể trẻ không muốn ăn hay khó nhai vì chiếc răng sữa lung lay, viêm nhiễm hay vừa nhổ thì cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách thay thế các món ăn hằng ngày bằng thức ăn mềm hơn như cháo, súp với rau và thịt cá xay nhuyễn, không cho bé ăn những thức ăn cứng dai hay thực phẩm chứa nhiều đường.

Việc đánh răng vẫn phải duy trì thường xuyên, đều đặn hàng ngày sau khi ăn nhưng có thể hướng dẫn bé tránh phần răng đang lung lay. Có thể cho bé súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Mọi băn khoăn liên quan đến nhổ răng sữa lung lay hay cần tư vấn thêm các vấn đề răng miệng, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa KIM theo hotline 1900 6899 để được tư vấn chi tiết nhất.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.