Trồng răng giả là phương pháp phục hình thẩm mỹ trong các trường hợp mất răng. Trồng răng giả cũng có 2 cách là trồng răng giả tháo lắp và cố định. Vậy nên trồng răng giả tháo lắp hay cố định trong trường hợp mất răng.
Nên trồng răng giả tháo lắp hay cố định
1. Trồng răng giả cố định
Tuổi tác, yêu cầu và mong muốn thực tế của người phục hình cũng chi phối đến giải pháp được sử dụng để phục hồi lại răng hoàn chỉnh.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp trồng răng giả cố định là sau phục hình, người trồng răng không thể tự tháo rời răng ra khỏi hàm được. Răng sẽ được gắn chặt vĩnh viễn và tồn tại giống như răng thật, chính bởi yếu tố cố định và chắc chắn mà bạn có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường.
Người mất răng có hai sự lựa chọn để trồng răng giả cố định là làm cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant.
Làm cầu răng sứ: Lắp răng giả cố định bằng phương pháp cầu răng chỉ có thể được áp dụng cho trường hợp mất ít răng. Khi số lượng răng mất quá nhiều thì những chiếc răng còn lại sẽ không đủ sức để làm điểm tựa cho cầu răng có nhiều răng giả nên không đáp ứng được yêu cầu phục hình cầu răng. Yêu cầu của phương pháp này là răng kế cận răng mất phải khỏe mạnh để tiến hành mài cùi làm trụ đỡ.
Cấy ghép răng Implant: Lắp răng giả cố định được tiến hành bằng Ghép răng Implant áp dụng được cho mọi trường hơp mất răng dù sớm hay muộn. Chỉ cần xương hàm còn khỏe mạnh có thể lưu giữ được trụ Implant đảm bảo thì đều có thể phục hình răng giả được.Về lâu về dài thì phương pháp này có độ bền không cao do xâm lấn đến cùi răng thật và không thể hạn chế được tình trạng tiêu hõm xương khi mất răng do chỉ phục hình bên trên mà thôi. Đối với mất răng hàm số 7 thì làm cầu răng là không khả thi.
Trụ chân răng Implant sẽ kết hợp với thân răng sứ để tạo hình nên chiếc răng hoàn hảo nhất, giúp hạn chế được tiêu xương hàm cũng như đảm bảo độ bền chắc cao nhất. Với trường hợp mất răng toàn hàm thì bạn chỉ cần sử dụng 4 implant và gắn hàm tháo lắp lên trên là có thể phục hình hoàn hảo với độ bền khá lâu. Làm răng giả implant có thể lưu giữ bền chắc vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt.
2. Trồng răng giả tháo lắp
– Răng giả tháo lắp có thể được đúc trên nền nướu giả bằng nhựa và được khít vào khoảng trống mất răng. Lắp răng giả tháo lắp thường áp dụng khá phổ biến cho người cao tuổi khi mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Giá của hàm tháo lắp dạng này khá thấp, tuy nhiên độ bền của hàm tháo lắp bằng nhựa là không cao, sau một thời gian có thể bị nong lệch.
– Răng được gắn trên khung kim loại bền. Chiếc khung này cũng có vai trò như nướu giả, bám vào nướu hoặc vít vào các răng kế cận. Loại răng này được áp dụng cho những trường hợp mất ít răng vi khung kim loại phải có điểm tựa chắc chắc là các răng khác mới có thể sử dụng được. hàm tháo lắp này tuy có độ bền cao hơn hàm bằng nhựa nhưng khung kim loại có thể kích ứng lên nướu nếu sử dụng trong một thời gian dài.
– Răng cũng có thể được gắn trên trụ Implant. Trụ Implant được đặt vào trong xương hàm để gắn hàm giả lên trên. Tuy nhiên,cắm răng giả này có thể tháo lắp được dễ dàng. Loại răng tháo lắp này áp dụng được cho nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng chi phí khá cao.