Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Biến chứng của sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý nghiêm trọng trong tát cả các bệnh lý răng miệng. Bệnh sâu răng phát triển một cách thầm lặng nên hầu hết mọi người không lường trước được vấn đề nghiêm trọng của nó để điều trị kịp thời. Sau đây là một số hậu quả và biến chứng của sâu răng. Giúp bạn nhìn nhận ra độ nguy hiểm của căn bệnh răng miệng này.


Hậu quả của sâu răng ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sức khỏe và kinh tế của bệnh nhân. http://chinhnhathammy.weebly.com/nha-khoa/diem-danh-my-nam-chua-vo-hot-nhat-hollywood



♦ Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe

Như đã nói trên, sâu răng là căn bệnh phát triển âm thầm và lâu dài, ở giai đoạn đầu nó cũng không gây bất kỳ khó chịu nào cho mọi người nên mọi người thường không chú ý tới. Cho tới khi trên bề mặt răng xuất hiện những đốm đen mà mắt thường có thể quan sát được thì bệnh đã phát triển ở giai đoạn nguy hiểm rồi. 

Đa phần ở giai đoạn này mọi người luôn có chung những biểu hiện là thức ăn dắt đầy ở những kẽ răng, luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu mỗi khi ăn uống. Khiến người bệnh luôn trong trạng thái mất ăn mất ngủ vì phải chịu nỗi đau hoành hành.

Để một thời gian dài, các tổn thương do sâu răng sẽ lan dần vào trong tủy, gây nên cách cơn đau, viêm nhiễm tủy, gây khó chịu thậm chí còn gây sốt cao…Nếu bệnh nhân không điều trị có thể sâu răng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh và các bộ phận khác. Gây tổn thương cho sức khỏe. http://benhviennhakhoa.weebly.com/ham-ho-mom/sao-viet-bi-soi-mat-khong-can-doi-do-kieu-toc-mai

♦ Ảnh hưởng tới kinh tế

Thông thường khi bệnh nhân bị sâu răng, hơi thở sẽ rất nặng mùi, vì thế bệnh nhân sẽ rất ngại và không tự tin , thoải mái trong giao tiếp nữa, đây là một tác nhân gây ảnh hưởng mạnh tới vấn đề công việc và chất lượng của sống của chính bệnh nhân.

Thứ 2, khi căn bệnh phát triển tới mức nguy hiểm, người bệnh sẽ phải tốn một khoảng chi phí lớn để điều trị căn bệnh hiệu quả.
Những biến chứng thường gặp của sâu răng

Bệnh sâu răng có những biến chứng nguy hiểm và kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh và cả những người thân xung quanh.


Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Các biến chứng thường gặp nhất của căn bệnh sâu răng là :

♦ Bệnh nhân cảm thấy đau đớn

♦ Bị áp xe răng

♦ Bệnh nhân bị mất răng

♦ Bị hỏng răng

♦ Vấn đề ăn nhai gặp rắc rối

♦ Sâu răng gây nhiễm trùng nghiêm trọng http://hantramrangthammy.weebly.com/phau-thuat-ham-ho/neu-sao-viet-khong-nen-cuoi-chi-co-1-ly-do

Để đề phòng những trường hợp xấu nhất xảy ra bạn cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng để điều trị kịp thời.

Sưng nướu răng trong cùng phải làm sao ?

Biểu hiện của tình trạng lợi trùm được biểu hiện qua tình trạng nướu răng sưng đỏ, có thể chảy mủ khi ấn vào, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc há miệng ảnh hưởng đến ăn uống và giao tiếp, bệnh tái đi tái lại nhiều lần,



Răng khôn mọc sau cùng, ở cuối góc hàm nên răng khôn thường không mọc lên cao ngang bằng với các răng khác mà chỉ mấp mé ở phía bờ nướu. Điều này sẽ làm một phần nướu đè lên răng, khiến răng khôn không trồi lên hết được, gây ra tình trạng sưng viêm kéo dài, mặc dù bạn có vệ sinh răng miệng kỹ càng. Ngoài ra, phần nướu trùm lên răng còn gây trở ngại trong việc vệ sinh răng miệng của bạn, thức ăn rất dễ bị kẹt vào khe giữa nướu và răng tạo thành ổ vi khuẩn, lâu dần làm răng suy yếu, dễ gây tình trạng sâu răng.



Trong trường hợp của bạn, trước tiên thì bạn hãy giữ cho khoang miệng mình luôn sạch sẽ và đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để được khám, chụp phim kiểm tra tình trạng răng hiện tại. Sau khi thăm khám Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp điều trị tốt nhất. Thông thường, cách xử lý viêm lợi trùm sẽ có 2 trường hợp sau đây:

– Răng khôn mọc thẳng hàng với các răng còn lại: Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, cắt bỏ phần nướu bò lên, để răng có thể mọc lên bình thường. Sau khi cắt lợi trùm, bệnh nhân cần giữ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào, dễ gây tình trạng viêm trở lại.


Răng khôn mọc lệch: Cắt bỏ lợi trùm chưa phải là giải pháp điều trị dứt điểm trong trường hợp này, vì những biến chứng viêm nhiễm do răng sâu, viêm nướu, viêm tủy răng, xô lệch cấu trúc hàm,.v.v.. Cách duy nhất để chấm dứt những biến chứng đó là nhổ bỏ răng khôn. Có thể bây giờ bạn chưa muốn nhổ, nhưng sớm muộn gì chiếc răng khôn này cũng mang lại cho bạn những rắc rối với những cơn đau kéo dài triền miên.


Khi bị sưng nướu răng khôn bạn nên điều trị càng sớm càng tốt, nên thực hiện tại các địa chỉ nha khoa uy tín, tránh để những nguy cơ tiềm ẩn về sau. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề sưng nướu răng khôn thì hãy liên hệ đến nha khoa.

Răng bị sâu đen nặng phải làm sao?

Chào bác sĩ, em có một chiếc răng hàm bị sâu đen rất nặng, dạo gần đây rất đau nhức gây khó khăn cho việc ăn uống, em không biết phải làm sao. Bác sĩ cho em hỏi là răng bị sâu đen phải làm sao ạ? Em cám ơn bác sĩ (Nguyễn Trà Ngân - Nam Định).

Trả lời :
Chào bạn Trà Ngân!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Sâu răng hàm rất nặng có nên nhổ không?” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải ngắn gọn thể như sau:

Răng bị sâu đen nặng phải làm sao?

Theo những gì bạn mô tả thì chúng tôi chưa thể đưa ra cho bạn một sự tư vấn phương pháp cụ thể nhất bởi việc xác định phương pháp tối ưu nhất sẽ dựa trên thực tế tình trạng sâu răng sau khi thăm khám cụ thể.
Răng bị sâu đen nặng phải làm sao?
Răng bị sâu đen nặng phải làm sao?
>>> Sâu răng đến tủy: http://ow.ly/a5Er30c3SiE
Sâu răng hàm rất nặng có nên nhổ không? Trong nha khoa, bảo tồn răng được coi là nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh lý bởi sau khi mất răng thì phương pháp phục hình sẽ khá tốn kém, đó là chưa kể đến việc khó khăn khi phục hình cho răng hàm. Nếu làm cầu răng cho răng hàm thì hiệu quả không cao khi cần mài cùi răng bên cạnh để làm trụ cho dải cầu răng đặt bên trên, dần dần răng hàm sẽ bị yếu đi và khả năng ăn nhai sẽ bị giảm sút.

Trường hợp răng sâu vẫn còn có thể bảo tồn, chưa gây áp xe xương ổ răng thì nha sỹ sẽ cố gắng khôi phục một cách tối đa. Tình trạng đau nhức kéo dài thành từng cơn, thậm chí buốt lên tận óc của bạn có thể là do răng bạn đã sâu quá nặng và gây viêm tủy răng.

Khi đó, nha sỹ cần tiến hành điều trị nội nha lấy tủy trước tiên để không gây viêm nhiễm lan rộng ra xương hàm và các răng kế bên. Bọc sứ là sẽ giải pháp bảo tồn răng tối đa trong trường hợp này do vết sâu quá lớn, gây vỡ mẻ nhiều thì hàn răng thường không hiệu quả. Bạn sẽ mất vài ngày để điều trị bệnh lý cũng như bọc sứ cho răng sâu.

2. Vậy sâu răng hàm rất nặng có nên nhổ không?

Với trường hợp vết sâu đã quá lớn, gây nhiễm khuẩn và răng đã lung lay hoặc chỉ còn chân răng không thể bảo tồn thì tốt nhất bạn nên nhổ bỏ răng để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Thao tác nhổ răng cũng không quá phức tạp với sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị hiện đại. Nha sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng răng, vị trí, hình dạng của răng trước khi nhổ.

Thao tác gây tê cũng sẽ được tiến hành nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nhiều trong quá trình nhổ răng, sau đó bạn nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc cũng như kiêng kỵ thì sau một thời gian vết thương sẽ lành.

Tuy nhiên, răng hàm sau khi nhổ thì khả năng ăn nhai cũng kém đi khá nhiều, do đó, trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant sẽ được khuyến khích trong trường hợp này. So với làm cầu răng thì làm implant không tác động tới các răng kế bên nên có thể bảo tồn răng một cách tối đa và hạn chế được tình trạng tiêu xương do trụ implant cắm xuống xương hàm, tạo lực tác động ổn định nên có thể duy trì mật độ xương hàm gần như ban đầu.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đền răng hàm bị sâu nặng phải làm sau. Nếu còn thắc mắc về các dịch vụ điều trị răng sâu của nha khoa KIM, các bạn hãy gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng 19006899 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.


Răng số 8 bị sâu phải xử lý như thế nào?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 mọc sâu trong cung hàm, dễ bị lệch và sâu nên thường được khuyến cáo là nên nhổ, tuy nhiên vẫn còn nhiều người e ngại không nhổ và để bị sâu. Vậy khi bị sâu răng số 8 thì nên xử lý như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau


♣ Tại sao phải nhổ răng số 8?

Răng số 8 khi mọc thường kèm theo các triệu chứng sưng nướu, đau buốt và cứng hàm nếu răng mọc lệch. Điều thường xảy ra là do răng không đủ khoảng trống để mọc lên và vì vậy răng số 8 sẽ bị kẹt một phần hoặc toàn bộ trong xương hàm. Khi bị kẹt một phần, vùng lợi phủ trên thân răng do đọng nhiều thức ăn thường xuyên bị viêm gọi là bệnh lý lợi trùm. Thức ăn bị đọng lại góc tạo bởi mặt nhai của răng số 8 bị nghiêng vào mặt bên của răng số 7 là và nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng số 7.
>> http://dieutrirangsau.com/rang-bi-sau-den-phai-lam-sao/
Vì răng số 8 mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên thường bị lợi vùng quanh che phủ lên mặt nhai, đồ ăn giắt vào thường khó được lấy ra hết và vì có nhiều vi khuẩn nên vùng này thường dễ bị sưng đau, nhiễm trùng. Răng số 8 mọc ngang, mọc lệch cũng sẽ đâm vào răng hàm ở phía trước, thức ăn đọng lại khó được lấy ra bằng bàn chải và là yếu tố thuận lợi cho sâu răng phát triển.
Răng số 8 bị sâu phải làm sao
Răng số 8 bị sâu phải làm sao

Ngoài ra, trong khi mọc răng số 8 có thể đẩy những chiếc răng khác bị xô lệch. Nếu răng cửa trên và dưới mọc đúng vị trí mà hàm dưới tiếp tục phát triển thì những chiếc răng của hàm dưới sẽ bị đẩy và trở thành không thẳng hàng do răng số 8 mọc hướng ra phía trước dồn hàng tạo lực đẩy vào răng số 7. Đây chính là những lý do khiến răng số 8 thường được khuyến cáo nên nhổ bỏ để tránh gây nên những biến chứng cho răng miệng.
>> Xem thêm: http://dieutrirangsau.com/khi-bi-sau-rang-uong-thuoc-gi/

♣ Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không?

Tất nhiên, không phải tất cả các trường hợp mọc răng số 8 đều cần nhổ bỏ, chỉ khi răng mọc ngầm, mọc lệch, đâm vào răng số 7 gây đau nhức, ê buốt kéo dài thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ răng số 8.

Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không  sẽ phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật của nha sỹ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cũng có một số biến chứng nhổ răng số 8 có thể xảy ra bởi vị trí đặc biệt của nó, nguyên nhân chủ yếu là do nha sỹ thiếu chuyên môn cũng như kinh nghiệm, không tuân thủ các bước thăm khám bắt buộc trước khi nhổ, không xác định được hình dáng cũng như thế răng có tác động đến răng khác hay không.

Chảy máu nhiều và đau nhức kéo dài sau khi nhổ là những biến chứng cơ bản sau khi nhổ răng số 8 mọc lệch. Tuy nhiên, những biến chứng sau khi nhổ răng khôn không phải là nhiều, nếu được thực hiện bởi nha sỹ có kinh nghiệm thì có thể loại bỏ được tối đa.

Nhổ răng số 8 thực chất chỉ là một tiểu phẫu thực hiện trong vòng 15-20 phút với dụng cụ cơ bản là kìm và nạy nha khoa. Nhổ răng khôn mọc lệch cũng không hề tác động đến dây thần kinh trong xương hàm bởi các dây thần kinh này đã được bảo vệ khá tốt, nằm tách biệt và cách xa chân răng khôn.

Thông thường, trong một số trường hợp nhổ răng phức tạp như nhổ răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm thì bác sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang hoặc chụp phim 3D trước tiên nhằm xác định thế răng mọc như thế nào, hình dạng của răng khôn ra sao, vị trí của răng có tác động đến dây thần kinh hay không mới quyết định nhổ. Bạn nên tìm hiểu nhổ răng số 8 ở đâu tốt trước khi thực hiện.

♣ Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không tại Nha khoa KIM?

Nha khoa KIM là trung tâm nha khoa đầu tiên ứng dụng phương pháp nhổ răng không đau bằng kỹ thuật gây tê hiện đại mới nhất của Pháp để nhổ răng số 8 với cơ chế nhổ răng được thực hiện an toàn. Các mũi siêu âm sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc từ 28-36 Khz sẽ tác động trực tiếp làm đứt các dây chằng nha chu, phân tách răng ra khỏi tổ chức quanh răng và xương ổ răng, giúp lấy răng ra một cách nhẹ nhàng và không gây đau buốt.

Quá trình nhổ răng sâu bằng công nghệ gây tê hiện đại tại nha khoa KIM

Công nghệ mới cũng hạn chế xâm lấn, không xâm lấn sâu quá mức xuống nướu, do đó không gây nên bất kỳ tổn thương nào cho nướu hay dây thần kinh.

Nha khoa KIM còn là trung tâm nha khoa sở hữu độc quyền công nghệ Siêu vô trùng EXtra AS, tạo ra hiệu quả khử nhiễm không khí và các bề mặt tiếp xúc bằng một quang phổ hẹp của các bước sóng ánh sáng tím mang tên HINS, kết hợp ánh sáng LED chiếu tia UV, giúp kiểm soát khử khuẩn tuyệt đối trong tất cả các thao tác điều trị, đảm bảo an toàn khi nhổ răng không đau cho bệnh nhân.

Sau khi điều trị xong, bác sĩ KIM sẽ kê toa thuốc giảm đau để bạn có cảm giác dễ chịu hơn và tư vấn những điều nên và không nên sau khi nhổ răng khôn để lành thương diễn ra nhanh nhất.

Hãy tạo cho mình một thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp để ngăn ngừa sâu răng và tránh các biến chứng do sâu răng. Mọi băn khoăn về vấn đề răng số 8 bị sâu phải xử lỹ như thế nào, bạn có thể liên hệ với Nha khoa KIM theo số điện thoại hotline 1900 6899 hoặc gửi câu hỏi tư vấn cho chúng tôi.

Răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám

Chào bác sĩ, em có một chiếc răng khôn bị sâu, em đang phân vân không biết nên nhổ hay nên trám, vì vết sâu răng không to lắm, mong bác sĩ trả lời giúp em. ( Minh Thùy- Đà Nẵng)

Răng sâu nên nhổ hay trám

Chào bạn!
Nha khoa KIM chúng tôi vì đã nhân được sự tin tưởng và những chia sẽ từ bạn. Vấn đề mà bạn đang lo lắng “răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám” của bạn, chúng tôi xin giải đáp cụ thể như sau:

– Răng khôn là chiếc răng nằm sâu trong cùng của xương hàm nên việc việc sinh tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, răng khôn lại mọc ngay cạnh các răng hàm giữ vai trò quan trọng trên cung hàm, nên thức ăn hay bị nhét vào các kẽ răng này, việc làm sạch các thức ăn và mảng bám tại các kẽ của răng khôn không phải là việc dễ dàng. Vì vậy, răng khôn là chiếc răng có nguy cơ bị sâu cao và nướu răng tại vị trí này dễ có nguy cơ vị viêm, sưng tấy gây cho bạn cảm giác khó chịu.



– Răng khôn bị sâu nặng sẽ làm ảnh hưởng đến răng cối quan trọng trên cung hàm, có thể làm sâu răng bên cạnh. Đó là chưa kể đến những chiếc răng khôn mọc nghiêng, mọc ngầm đâm vào răng cối bên cạnh, làm lung lay chân răng hoặc có thể làm thay đổi cấu trúc của xương hàm, đẩy các răng phía trước mọc chen chúc. Với những tác hại mà răng khôn sẽ mang lại đã cho thấy sự hiện diện của răng khôn hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt chức năng mà còn đe dọa đến sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó, hầu hết các trường hợp có răng khôn, nhất là các răng bị sâu nặng, mọc nghiêng, mọc ngầm, Bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên nhổ bỏ để tránh những phiền phức về sau.

Xem thêm: răng sâu tự lành được không?

– Trong trường hợp của bạn, răng khôn bị sâu có nên nhổ hay trám lại thì bạn nên đến các trung tâm nha khoa để Bác sĩ khám và kiểm tra xem tình trạng cụ thể như thế nào. Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng, có thể hỗ trợ đễ duy trì chức năng ăn nhai cho toàn hàm được tốt hơn thì sẽ được điều trị và bọc sứ để duy trì, còn nếu chiếc răng khôn của bạn mọc nghiêng, sâu nhiều thì việc nhổ bỏ sẽ được tiến hành để bảo vệ cho răng bên cạnh. Nhổ răng khôn hầu hết không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh nên bạn đừng lo lắng nhé!

Trên đây là những tư vấn của bệnh viện KIM về vấn đề răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám, nếu còn thắc mắc gì về việc chữa trị răng sâu các bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp miễn phí qua số điện thoại 19006899. Chúc bạn thành công!

Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng

Cái răng cái tóc là góc con người, vì vậy răng và tóc cần được chăm sóc và bảo vệ thật tốt. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc răng miệng kỹ càng, bạn rất dễ bị sâu răng. Sau đây là các giai đoạn sâu răng.

Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng


Bệnh sâu răng thường diễn tiến qua 4 giai đoạn, sau đây là chi tiết của sự phát triển trong từng giai đoạn một.
♦   Giai đoạn 1 : Sâu men
Ở giai đoạn này, các axit sẽ hòa tan các chất khoáng có trong men răng tạo ra những vết đốm có màu sáng đục và sau đó bắt đầu ăn mòn dần làm cho bề mặt răng trở nên gồ ghề. Những lỗ sâu răng sẽ có màu trắng đục, màu đen hoặc là những lỗ xốp nhỏ. Thông thường ở giai đoạn này sẽ chưa có những dấu hiệu rõ ràng. Tình trạng sâu men cũng không gây đau hoặc các cảm giác khó chịu cho nên người bệnh thường không phát hiện ra tình trạng mình đang bị sâu răng giai đoạn đầu.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng


♦   Giai đoạn 2 : Sâu ngà
Sau khi bắt đầu sâu men thì các lỗ sâu tiếp tục phát triển, ăn sâu vào và phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng. Ở giai đoạn phát triển này bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm giác đau hoặc ê buốt mỗi khi ăn uống. Đặc biệt là khi tiếp xúc với các loại thức ăn có nhiệt độ thất thường.
♦   Giai đoạn 3:  Viêm tủy
Khi ngà răng bị tổn thương các vi khuẩn tiếp tục tấn công sâu vào trong tủy răng. Thành phần tủy bị kích thích sẽ gây ra những cơn đau đớn gây khó chịu cho bệnh nhân.
♦   Giai đoạn 4 : Tủy chết

Giai đoạn 4 hay còn gọi là giai đoạn cuối cùng. Ở giai đoạn này vi khuẩn sẽ tích tụ rất nhiều gây nên những tổn thương cho chân răng, xương ổ răng và các vùng quanh chóp. Làm chết tủy và gây ra một số triệu chứng như xưng mặt, làm tiêu xương dẫn đến mất răng và gây ảnh hưởng tới các răng lân cận hoặc các vị trí xung quanh răng.

Bệnh sâu răng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì nó sẽ rất nhẹ nhàng và chẳng có vấn đề nghiêm trọng già cả. Tuy nhiên, nếu do bệnh nhân không phát hiện bệnh sóm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển mạnh và có thể gây di căn làm tổn thương răng gây ảnh hưởng tới chức năng răng, chức năng thẩm mỹ của răng. Thậm chí còn làm ảnh hưởng tới những bộ phận khác trong cơ thể nữa. Vì thế, để phòng ngừa những tình trạng xấu nhất xảy ra do bệnh lý răng miệng thì bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Hoặc nếu thấy có những dấu hiệu khả nghi thì nên tới bác sĩ nha khoa để được điều trị.

Trên đây là những chia sẻ và lời khuyên của chúng tôi về bệnh sâu răng, hy vọng bạn sẽ tìm ra các cách chăm sóc răng miệng đúng cách để sở hữu hàm răng chắc khỏe.

Cạo vôi răng có làm răng yếu đi không?

Răng bạn bị sâu ở chân răng: ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, trường hợp này bạn đi trám lại là được. Răng bạn bị mòn cổ, có 1 "vết khoét" ở cổ răng: trường hợp này cũng chỉ cần trám lại là được và bạn cần đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân do đâu để tình trạng này không lập lại.



- Răng bạn không có vấn đề gì cả. Thông thường, phần chân răng hơi vàng hơn trên rìa cắn/mặt nhai một chút, vì vậy việc chân răng ố vàng tự nó không gợi ý nên một bệnh lý nào cả. Chân răng có vết đen có thể là vôi răng/vết dính bám vào răng, muốn hết vết đen chỉ cần cạo vôi là xong.



Chân răng - thân răng là một thể dính liền nhau, chân răng được giữ bởi xương - dây chằng nên bạn yên tâm là chân răng không thể tự nhiên sút ra được nhé!

2. Về vấn đề bạn hỏi về cao vôi răng: Đây là một quan niệm hết sức sai lầm của mọi người là việc cạo vôi sẽ làm suy yếu răng. Thực tế nguyên tắc hoạt động của máy cạo vôi là tạo ra động tác rung nhẹ để làm vỡ dần từng miếng vôi răng. Động tác rung này truyền qua cây dụng cụ bằng kim loại đi vào miếng vôi và phá vỡ nó.


Như vậy động tác cạo vôi thực chất chỉ tác động trên miếng vôi còn răng của chúng ta rất cứng chắc, động tác rung này không có cách nào làm suy yếu răng được. Nếu việc cạo vôi làm yếu răng thì đương nhiên nó không được khuyến khích mọi người thực hiện mỗi 6 tháng một lần rồi.

Vôi răng chính là nguyên nhân chính dẫn đến viêm nha chu với các dấu hiệu như: nướu sưng đỏ, chảy máu, tiêu xương gây lung lay răng, có mùi hôi, xuất hiện túi nha chu... Việc cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần là rất cần thiết để ngăn ngừa những bệnh lý nặng nề hơn.

3. Việc uống thuốc, bôi thuốc hầu như không có tác dụng với các bệnh răng miệng thông thường như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng... nếu không đi kèm với giải quyết nguyên nhân. Nếu vôi răng còn đó thì không bao giờ nướu hết viêm được cho dù có uống loại thuốc tốt nhất chăng nữa.


Thay vì tốn tiền và mất thời gian vào việc mua thuốc, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa để được chính các bác sĩ khám và tư vấn, đừng nên nghe thông tin từ những người không chuyên xung quanh rồi hoang mang, sợ hãi. 

Chữa sâu răng tại nhà hiệu quả nhanh chóng qua 5 cách

Chúng ta thường gọi những cách chữa sâu răng dân gian là mẹo vặt. Tuy nhiên những phương pháp này thực chất đều dựa trên cơ sở khoa học. Hầu hết các cách này đều tập trung vào mục đích giảm sưng tấy, giảm viêm nhiễm từ vùng răng sâu từ đó cắt đi các cơn đau nhức. Những nguyên liệu sử dụng dưới đây tất cả đều có thể tìm thấy ngay trong căn bếp của bạn bất cứ lúc nào.

1. Cách chữa sâu răng bằng gừng và tỏi

Như các bạn đã biết, hai loại gia vị gừng và tỏi đều có tính kháng viêm và sát trùng cao. Trong thành phần của tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glucogen, allin và fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.

Bạn chắc chắn sẽ thấy bất ngờ khi biết rằng các chất Azôene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác được tạo ra khi tỏi tươi giã nát có khả năng ức chế hơn 70 loại vi khuẩn.

Trong khi đó, thành phần của gừng chứa tecpen, oleoresin và chất men zingibain. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên có khả năng sát trùng chống viêm cực kỳ tốt. Sử dụng gừng thường xuyên có thể làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau.

– Cách thực hiện:
Sử dụng gừng hoặc tỏi như một cách chữa sâu răng dân gian cực kỳ đơn giản:
Tỏi đem nghiền nát, trộn với một chút muối và đắp lên phần răng bị sâu
Gừng giã nát và đắp thẳng lên phần răng bị sâu
Làm như vậy một vài lần trong ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

2. Dầu oliu và dầu đinh hương kết hợp chữa sâu răng

Không cần phải nói nhiều về tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe con người. Dầu oliu có chứa trong thành phần của nó một số chất có khả năng giảm viêm, nhờ những các phytochemicals hữu ích (squalene, beta-sitosterol, và tyrosol). Trong đó đặc biệt phải kể đến oleocanthal, hợp chất này có thể hoạt động như ibuprofen và các thuốc chống viêm khác. Dầu oliu càng nguyên chất thì oleocanthal càng đậm đặc.

Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả. Đây cũng là thành phần để chế biến ra kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc chữa đau răng và thuốc làm trắng răng. Trong nha khoa, tinh dầu đinh hương còn sử dụng trong việc diệt tủy. Ngoài ra, mùi hương của dầu đinh hương còn có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ mùi hôi răng miệng.

– Cách thực hiện:
Bạn trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương và dùng tăm bông bôi lên phần răng cũng như nướu bị sưng đau theo tỉ lệ 1:2. Bạn lặp lại điều này 3-4 lần mỗi ngày.

3. Cách chữa sâu răng bằng hạt tiêu đen và húng quế

Trong 5 cách chữa đau răng sâu từ dân gian thì hạt tiêu đen và húng quế là cách đơn giản và hiệu quả. Đây đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Cả hai đều chứa những thành phần kháng sinh tự nhiên cho nên kết hợp với nhau sẽ có tác dụng rất tốt. Ngoài ra húng quế còn giúp hơi thở không có mùi khó chịu.

– Cách thực hiện:
Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.

4. Bột nghệ chữa sâu răng hiệu quả

Nếu bạn chưa biết thì thành phần chính của nghệ là curcumin. Curcumin là một chất kháng viêm và sát trùng cao được so sánh ngang với một số loại thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm và có ứng dụng rất nhiều trong y học. Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau bạn sẽ thấy cơn đau được cắt giảm rõ rệt. Cũng như các phương pháp khác, dùng bột nghệ rất lành tính và không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào.


5. Đừng quên chữa sâu răng tại trung tâm nha khoa uy tín

Như vậy, mỗi một loại thực phẩm chữa sâu răng lại mang đến những công dụng riêng. Tất cả đều bắt nguồn từ việc tận dụng các hoạt chất có sẵn trong các loại thực phẩm. Cách chữa đau răng không quá phức tạp nhưng hiệu quả lại rất khả quan, giúp cắt cơn đau răng sâu rất hữu hiệu, tức thì và quan trọng là bạn tự áp dụng được.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sớm tìm đến nha sĩ để được tư vấn và chỉ định hỗ trợ điều trị theo hướng dứt điểm bởi vì cơn đau răng luôn sẵn sàng tái phát bất cứ lúc nào và càng để lâu thì nguy cơ sâu răng càng trầm trọng hơn, dễ dẫn đến những biến chứng và bệnh răng miệng khác như: viêm tủy, áp xe ổ chân răng, tiêu xương răng…

Kẹo nào tốt cho răng?

 Có một loại “kẹo” được “ưu ái” cho sức khỏe răng miệng. Chocolate sẽ rất tốt cho răng. Những nghiên cứu mới nhất được thực hiện tại Nhật, Anh và Hoa Kỳ đã cho thấy, chocolate rất hiệu quả trong việc bảo vệ, chống sâu răng, chống lại việc hình thành các mảng vữa bám trên răng. 

>>Trị sâu răng bao nhiêu tiền (http://dieutrirangsau.com/chua-sau-rang-bao-nhieu-tien/)
>>Răng bị sâu đen phải làm sao (http://dieutrirangsau.com/rang-bi-sau-den-phai-lam-sao/)

Ở xứ mình, hễ cái gì ngọt ngào và hơi cưng cứng thì cứ gọi là kẹo, vì thế chocolate cũng được gọi là kẹo. Trẻ em ngay từ nhỏ đã thuộc nằm lòng, ăn kẹo sẽ làm “sún răng".




Hạt cocoa (hay còn gọi là hạt cacao) chứa rất nhiều tannins, polyphenols và flavonoids. Đây là 3 chất chống oxy hóa “lão làng” có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho răng miệng. Tannins làm cho chocolate đen có vị hơi đắng và cũng làm cho chocolate có màu sậm đen. Điều “ăn tiền” nhất là tannins có tác dụng ngăn ngừa sâu răng bằng cách “trục xuất” vi khuẩn bám vào bề mặt của răng.

Chất polyphenols có tác dụng làm hạn chế tác động của vi khuẩn, có nghĩa là chất này sẽ “tiêu diệt” các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hơi thở có mùi “dễ xa nhau”, polyphenols cũng “kiêm” luôn tác dụng ngăn ngừa sự viêm nướu răng và chống sâu răng. Hợp chất flavonoid có tác dụng kiềm hãm, làm chậm lại tiến trình sâu răng.

Chocolate bán trên thị trường có rất nhiều loại như đen, sữa và trắng. Chocolate đen là loại “thuần khiết” nhất do được xử lý ít nhất nên hầu như còn giữ lại “tài sản” của hạt cacao nguyên chất. Vì vậy, chocolate đen được cho là “anh cả” của các loại chocolate về lợi ích cho sức khỏe. Để hưởng lợi ích tối đa của chocolate, khi chọn mua chocolate, nên chọn những loại có chứa từ 70 % trở lên thành phần cocoa.

Nói có sách, mách có chứng, vì sao chocolate đen lại rất tốt cho răng? Trong miệng của chúng ta bao giờ cũng có sự “xâm lược” của một loại vi khuẩn tên là streptococci vốn tạo ra nhiều axít gây hư hỏng men răng. Những chất oxy hóa có trong chocolate đen sẽ đóng vai trò như những chất kháng vi khuẩn, có tác dụng cản trở các vi khuẩn tạo thành axít gây hại cho men răng, hơn nữa, chất bơ cocoa sẽ có tác dụng bao bọc răng, không cho các mảng vữa có cơ hội lai vãng, bám vào răng.

Ngoài 3 loại chất chống oxy hóa “thượng thừa” kể trên, chocolate còn chứa hằng hà sa số các hợp chất chống oxy hóa khác. Các chất chống oxy hóa có trong chocolate đen được cho là cao gấp 4 lần so với trà xanh. Các chất chống oxy hóa này không những ức chế quá trình tạo ra các mảng bám vào răng mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh nha chu vốn gây viêm nướu, sưng nướu. Những loại vi khuẩn có “dây mơ rễ má” với bệnh nha chu cũng sẽ đi vào hệ tuần hoàn máu và sẽ “giở trò”, gây nên các bệnh về tim mạch.

Vì vậy, ăn chocolate xem như một công ba bốn chuyện, vừa bảo vệ răng miệng, bảo vệ tim mạch, vừa tận hưởng khoái cảm trên chót lưỡi đầu môi...


Để hưởng lợi ích tối đa của chocolate, điều quan trọng cần nhớ là chocolate chứ không phải là... rau cải, chúng vẫn chứa đường và chất béo. Lý tưởng nhất là mỗi ngày chỉ dùng khoảng 28 g.

Vì sao đánh răng hàng ngày vẫn bị sâu?

Nguyên nhân chủ quan bao gồm: thói quen ăn uống, chế độ vệ sinh, trong đó bao gồm việc đánh răng hàng ngày – tức là những nguyên nhân mà bệnh nhân có thể chủ động phòng ngừa được. Hai nhóm nguyên nhân này như một chuỗi liên hoàn tạo ra – hoặc hạn chế việc gây ra tình trạng sâu răng ở người bệnh.

Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận Tân Phú (http://dieutrirangsau.com/tim-nha-khoa-tot-nhat-tai-quan-tan-phu/)
Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 7 (http://dieutrirangsau.com/tieu-chi-lua-chon-nha-khoa-uy-tin-tai-quan-7/)

Nhiều bệnh nhân than phiền rằng, tôi đánh răng ngày tới 5 lần, sao răng vẫn cứ sâu?
Nguyên nhân gây sâu răng thì có nhiều, nhưng có thể tạm chia thành hai nhóm chính: khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan bao gồm: cấu tạo của men răng, sinh lý và dòng chảy của nước bọt – có nghĩa là những yếu tố mà bệnh nhân “phải chịu”, không kiểm soát được.



Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.

Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn. Cụ thể ở những răng bị thiểu sản men, cấu tạo men răng bất hoàn, bị dư thừa flour làm cho men răng sần sùi; hoặc là ở những răng bị bể mẻ do tai nạn, do thói quen nghề nghiệp (ở thợ may hay sử dụng răng cắn chỉ, ở thợ điện hay dung răng tuốt dây điện,…); hoặc ở những răng mọc chen chúc, răng này chồng lấp lên răng kia làm cho thức ăn luôn luôn mắc kẹt trong đó…

Dòng chảy nước bọt và sinh lý của tuyến nước bọt được coi như một nguyên nhân quan trọng không thua kém gì cấu tạo của men răng.
Nước bọt là dịch tự nhiên của cơ thể, gồm các chất lỏng có nguồn gốc từ các tuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi), từ các tuyến nước bọt phụ rải rác ở niêm mạc khẩu cái, môi, má và một ít từ dịch nướu.

Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng. Cung cấp các ion Ca2+, PO43- và Fluor để tái khoáng hóa men răng, các Bicarbonate tham gia vào quá trình đệm.

Tạo một lớp màng mỏng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ. Cung cấp các kháng thể IgG, IgM đề kháng vi khuẩn. Nếu các chỉ số sinh hóa này ở tuyến nước bọt không đạt yêu cầu thì đương nhiên, răng sẽ là “miếng mồi ngon” cho sâu răng phát triển mà nước bọt “không thể làm gì được” – có thể hình tượng như là “môi hở thì răng lạnh vậy”.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, với cùng mức độ giữ vệ sinh răng miệng như nhau, các bệnh nhân có nước bọt đặc, quánh thường có tình trạng vệ sinh răng miệng kém hơn, các răng đọng nhiều mảng bám và có tỷ lệ sâu răng từ mức độ trên trung bình đến cao.

Có thể minh họa cho tác dụng chống sâu răng của nước bọt bằng ví dụ của những người bị chứng khô miệng, hoặc ở những bệnh nhân đang điều trị hóa trị, xạ trị vùng miệng – nguyên nhân làm khô miệng – thì tỉ lệ sâu răng rất cao, thậm chí là bị đa sâu răng (hầu hết răng trong miệng đều bị sâu).

Nhóm nguyên nhân này, nếu không có sự can thiệp điều trị chuyên khoa của nha sĩ thì bệnh nhân khó mà giữ được sự vẹn toàn của răng khi các vi khuẩn gây sâu răng thâm nhập và tấn công.

Ngược lại, nhóm nguyên nhân chủ quan thì lại do người bệnh tự giữ gìn và phát huy, chứ bác sĩ lại không thể làm thay được.

Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở. Mà hầu hết trong thức ăn của con người đều ít nhiều liên quan đến đường: đó là tinh bột, kẹo bánh, nước ngọt,…Với một người có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ (động tác nhai chất xơ có tác dụng là sạch răng tương đương với bàn chải đánh răng), không ăn vặt nhiều lần trong ngày, không ăn vào ban đêm thì sâu răng rõ rang là khó có cơ hội hoành hành trong miệng.

Ăn xong rồi thì đương nhiên là các gợn thức ăn sẽ còn lưu luyến lại ở trên răng một thời gian dài, nếu không đánh răng thường xuyên – đặc biệt là đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn là ngôi nhà lý tưởng để vi khuẩn gây sâu răng trú ngụ và phát triển, chỉ chờ thời cơ và thời gian để tung hoành, rồi tàn phá lớp men răng.

Bạn hãy thử tưởng tượng, buổi tối không đánh răng thì trong 8 tiếng buổi đêm vào lúc ngủ, lượng vi khuẩn sẽ có nhiều thời gian như thế nào để sinh sôi và phát triển!

Tuy nhiên, đánh răng không thôi vẫn chưa đủ. Bởi vì đánh răng không thể làm sạch các kẽ răng và ở những khu vực khuất của răng. Phải kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa, và phải nhờ đến nha sĩ, với những dụng cụ chuyên dùng, lấy sạch đi những mảng vụn thức ăn, mảng bám, vôi răng đã hình thành ở những vùng khuất tối đó.

Phải nói nhiều như vậy chỉ để thấy được rằng, việc đánh răng chỉ là một nguyên nhân trong vô vàn nguyên nhân gây ra căn bệnh sâu răng. Và cũng để thấy được rằng, việc đánh răng, lấy vôi răng quan trọng như thế nào trước căn bệnh làm tổn hại đến “cái góc con người” này.

Quay trở lại chị bệnh nhân đã than phiền ở trên, chị đánh răng đến 5 lần một ngày mà răng vẫn bị sâu thì xin chị thử làm ngược lại, không đánh răng hoặc hai ngày mới đánh răng như ông xã chị - tôi đồ rằng, sẽ đến lúc chị… không còn răng để mà chăm chút nữa; ông xã của chị - có thể coi là một trong những trường hợp hy hữu trong xã hội khi mà ai cũng ít nhất một ngày đánh răng hai lần – có thể cũng là hy hữu khi được trời phú cho một hàm răng có sự đề kháng tự nhiên tốt đến vậy với vi khuẩn gây sâu răng…

Được tạo bởi Blogger.