Vì sao đánh răng hàng ngày vẫn bị sâu?

Nguyên nhân chủ quan bao gồm: thói quen ăn uống, chế độ vệ sinh, trong đó bao gồm việc đánh răng hàng ngày – tức là những nguyên nhân mà bệnh nhân có thể chủ động phòng ngừa được. Hai nhóm nguyên nhân này như một chuỗi liên hoàn tạo ra – hoặc hạn chế việc gây ra tình trạng sâu răng ở người bệnh.

Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận Tân Phú (http://dieutrirangsau.com/tim-nha-khoa-tot-nhat-tai-quan-tan-phu/)
Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 7 (http://dieutrirangsau.com/tieu-chi-lua-chon-nha-khoa-uy-tin-tai-quan-7/)

Nhiều bệnh nhân than phiền rằng, tôi đánh răng ngày tới 5 lần, sao răng vẫn cứ sâu?
Nguyên nhân gây sâu răng thì có nhiều, nhưng có thể tạm chia thành hai nhóm chính: khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan bao gồm: cấu tạo của men răng, sinh lý và dòng chảy của nước bọt – có nghĩa là những yếu tố mà bệnh nhân “phải chịu”, không kiểm soát được.



Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.

Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn. Cụ thể ở những răng bị thiểu sản men, cấu tạo men răng bất hoàn, bị dư thừa flour làm cho men răng sần sùi; hoặc là ở những răng bị bể mẻ do tai nạn, do thói quen nghề nghiệp (ở thợ may hay sử dụng răng cắn chỉ, ở thợ điện hay dung răng tuốt dây điện,…); hoặc ở những răng mọc chen chúc, răng này chồng lấp lên răng kia làm cho thức ăn luôn luôn mắc kẹt trong đó…

Dòng chảy nước bọt và sinh lý của tuyến nước bọt được coi như một nguyên nhân quan trọng không thua kém gì cấu tạo của men răng.
Nước bọt là dịch tự nhiên của cơ thể, gồm các chất lỏng có nguồn gốc từ các tuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi), từ các tuyến nước bọt phụ rải rác ở niêm mạc khẩu cái, môi, má và một ít từ dịch nướu.

Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng. Cung cấp các ion Ca2+, PO43- và Fluor để tái khoáng hóa men răng, các Bicarbonate tham gia vào quá trình đệm.

Tạo một lớp màng mỏng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ. Cung cấp các kháng thể IgG, IgM đề kháng vi khuẩn. Nếu các chỉ số sinh hóa này ở tuyến nước bọt không đạt yêu cầu thì đương nhiên, răng sẽ là “miếng mồi ngon” cho sâu răng phát triển mà nước bọt “không thể làm gì được” – có thể hình tượng như là “môi hở thì răng lạnh vậy”.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, với cùng mức độ giữ vệ sinh răng miệng như nhau, các bệnh nhân có nước bọt đặc, quánh thường có tình trạng vệ sinh răng miệng kém hơn, các răng đọng nhiều mảng bám và có tỷ lệ sâu răng từ mức độ trên trung bình đến cao.

Có thể minh họa cho tác dụng chống sâu răng của nước bọt bằng ví dụ của những người bị chứng khô miệng, hoặc ở những bệnh nhân đang điều trị hóa trị, xạ trị vùng miệng – nguyên nhân làm khô miệng – thì tỉ lệ sâu răng rất cao, thậm chí là bị đa sâu răng (hầu hết răng trong miệng đều bị sâu).

Nhóm nguyên nhân này, nếu không có sự can thiệp điều trị chuyên khoa của nha sĩ thì bệnh nhân khó mà giữ được sự vẹn toàn của răng khi các vi khuẩn gây sâu răng thâm nhập và tấn công.

Ngược lại, nhóm nguyên nhân chủ quan thì lại do người bệnh tự giữ gìn và phát huy, chứ bác sĩ lại không thể làm thay được.

Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở. Mà hầu hết trong thức ăn của con người đều ít nhiều liên quan đến đường: đó là tinh bột, kẹo bánh, nước ngọt,…Với một người có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ (động tác nhai chất xơ có tác dụng là sạch răng tương đương với bàn chải đánh răng), không ăn vặt nhiều lần trong ngày, không ăn vào ban đêm thì sâu răng rõ rang là khó có cơ hội hoành hành trong miệng.

Ăn xong rồi thì đương nhiên là các gợn thức ăn sẽ còn lưu luyến lại ở trên răng một thời gian dài, nếu không đánh răng thường xuyên – đặc biệt là đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn là ngôi nhà lý tưởng để vi khuẩn gây sâu răng trú ngụ và phát triển, chỉ chờ thời cơ và thời gian để tung hoành, rồi tàn phá lớp men răng.

Bạn hãy thử tưởng tượng, buổi tối không đánh răng thì trong 8 tiếng buổi đêm vào lúc ngủ, lượng vi khuẩn sẽ có nhiều thời gian như thế nào để sinh sôi và phát triển!

Tuy nhiên, đánh răng không thôi vẫn chưa đủ. Bởi vì đánh răng không thể làm sạch các kẽ răng và ở những khu vực khuất của răng. Phải kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa, và phải nhờ đến nha sĩ, với những dụng cụ chuyên dùng, lấy sạch đi những mảng vụn thức ăn, mảng bám, vôi răng đã hình thành ở những vùng khuất tối đó.

Phải nói nhiều như vậy chỉ để thấy được rằng, việc đánh răng chỉ là một nguyên nhân trong vô vàn nguyên nhân gây ra căn bệnh sâu răng. Và cũng để thấy được rằng, việc đánh răng, lấy vôi răng quan trọng như thế nào trước căn bệnh làm tổn hại đến “cái góc con người” này.

Quay trở lại chị bệnh nhân đã than phiền ở trên, chị đánh răng đến 5 lần một ngày mà răng vẫn bị sâu thì xin chị thử làm ngược lại, không đánh răng hoặc hai ngày mới đánh răng như ông xã chị - tôi đồ rằng, sẽ đến lúc chị… không còn răng để mà chăm chút nữa; ông xã của chị - có thể coi là một trong những trường hợp hy hữu trong xã hội khi mà ai cũng ít nhất một ngày đánh răng hai lần – có thể cũng là hy hữu khi được trời phú cho một hàm răng có sự đề kháng tự nhiên tốt đến vậy với vi khuẩn gây sâu răng…

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.