Khi nào phải trám răng lấy tủy?

Về cơ bản hàn răng sâu khá đơn giản và chỉ cần thực hiện nạo sạch vết sâu và sau đó trám bít vật liệu vào chỗ răng sâu để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại đến răng. Thao tác trám khá nhanh chóng và được hoàn thành sau 15-20 phút.


Khi nào phải trám răng lấy tủy?

Trám răng lấy tủy giúp điều trị răng sâu nặng hiệu quả

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tủy răng cần được điều trị trước khi hàn trám răng. Tủy bị viêm nhiễm do hai nguyên nhân cơ bản sau đây:

+ Do sâu nặng: Khi tình trạng răng sâu không được điều trị và vết sâu đã lan xuống buồng tủy làm cho tủy bị viêm nhiễm thì việc điều trị là cần thiết. Các vi khuẩn sâu răng xâm nhập và kích ứng lên đầu tủy có thể tạo nên các cơn đau buốt dữ dội và buốt dọc thân răng, nhói lên tận óc, đặc biệt là về ban đêm. Nếu như bạn gặp phải tình trạng này thì rất có thể tủy răng đã bị viêm nhiễm và việc điều trị tủy là hoàn toàn cần thiết.

+ Do chấn thương: Đây cũng là một tình huống không phải hiếm gặp khi răng bị chấn thương nặng và phần tủy bị lộ ra ngoài, khi đó tủy sẽ chịu các kích ứng từ bên ngoài và gây ra tình trạng hoại tử và đau nhức khó chịu cho bệnh nhân.

Việc lấy tủy nhằm tạo điều kiện cho hàn trám có kết quả tốt bởi có không ít các trường hợp không điều trị tủy triệt để khi tủy bị hoại tử dẫn đến tình trạng vết trám bị kích ứng sau khi hoàn tất vả cảm giác sẽ ngày càng dữ dội hơn. Khi đó, bác sỹ cần phải tháo miếng trám ra để thực hiện điều trị tủy sau đó mới tiến hành trám răng và nếu muốn biết khi nào phải trám răng lấy tủyhãy đến nha sỹ để được thăm khám.

Điều trị tủy răng có đau không phụ thuộc vào kỹ thuật điều trị

☻ http://tramrangsau.vn/tram-rang-lay-tuy-gia-bao-nhieu/

Điều trị tủy có đau không?

Việc lấy tủy sẽ không tránh khỏi được cảm giác đau buốt bởi tủy có chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác và các mạch máu mà khi tác động lên thì sẽ gây nên cảm giác nhức buốt dữ dội. Tuy nhiên với công nghệ mới sử dụng máy Morita hỗ trợ thì việc điều trị tủy diễn ra nhanh chóng hơn nhờ xác định chính xác vị trí và chiều dài của ống tủy, cảm giác đau nhức được giảm tối đa. Trường hợp tủy chưa chết thì cần sử dụng thuốc diệt tủy sau đó mới tiến hành lấy tủy.

Sau khi hoàn tất điều trị tủy, vật liệu trơ percha gutta sẽ được trám tạm vào ống tủy và cuối cùng nha sỹ sẽ trám vĩnh viễn bằng amalgam hoặc composite để phục hình cho toàn bộ răng.

Về cơ bản thì hàn trám có độ bền chắc không cao và thường duy trì trong vòng 2-3 năm là cần trám lại. Nếu răng của bạn vỡ mẻ quá lớn thì tốt nhất nên thực hiện bọc răng sứ.

Muốn gia tăng được độ bền của vết trám thì cách duy nhất là cần thực hiện với công nghệ trám răng Laser Tech tốt nhất hiện nay. Đây là công nghệ ứng dụng rộng rãi và giúp tăng cường được độ bám dính của vết trám lên bề mặt răng. Ứng dụng của Laser Tech tại nha khoa Kim cho hàng ngàn bệnh nhân bị sâu răng đều cho kết quả tốt.

Mong rằng bài viết đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn về trám răng lấy tủy. Nếu còn thắc mắc gì xin đừng ngần ngại gửi đến nha khoa Kim hoặc gọi qua số hotline 1900 6899 để được tư vấn giải đáp từ các chuyên gia nhé.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.