Hiệp hội nha khoa khuyến khích niềng răng trẻ em để phát hiện sớm các vấn đề về khớp cắn ngay từ nhỏ để có cách điều chỉnh hợp lý. Khoảng 6-7 tuổi, răng miệng của trẻ đã phát triển đầy đủ để hoàn thiện phát âm cũng như dự đoán các răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện sẽ phát triển như thế nào.
Như vậy, nếu phát hiện con em quý phụ huynh có những chiếc răng không đều, mọc lệch lạc, không đúng vị trí thì nên có biện pháp chỉnh nha phù hợp nhằm không ảnh hưởng đến răng miệng của con em bạn sau này.
Niềng răng cho trẻ sớm sẽ phát hiện răng lệch và ngăn ngừa những thói quen xấu hiện tại và trong tương lai của con em bạn như:
Bác sĩ sẽ phát hiện kiểm tra và sửa thói quen xấu là nguyên nhân chính có thể gây ra răng bị xô lệch của trẻ như: mút tay, đẩy lưỡi, ăn kẹo cứng…
Cùng với đó các vấn đề về khớp cắn hở, răng mọc chéo hoặc đâm sâu vào phía trong là nguyên nhân dẫn đến con em bạn khi ăn sẽ bị đau răng, viêm nứu, ăn không ngon, làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Khi phát hiện răng của trẻ bị mọc lệch lạc (hô, móm, thưa) bác sĩ sẽ sớm điều chỉnh sự phát triển của xương hàm cho các răng mọc sau này để có một hàm răng đều, đẹp, chắc khỏe cho trẻ hơn. Đồng thời giảm nguy cơ tổn thương cho bất kỳ răng mới nào chuẩn bị mọc.
Niềng răng đồng nghĩa sẽ tạo ra sự bố trí dễ chịu hơn cũng như cải thiện chức năng của răng, môi, hàm mặt
Cải thiện hàm mặt đồng nghĩa với diện mạo của trẻ nhỏ vì vậy trẻ sẽ tạo được sự tự tin với nụ cười đẹp sau khi trải qua quá trình niềng răng.
Đặc biệt niềng răng cho trẻ sẽ đạt được hiệu quả nhanh chóng vì xương hàm của trẻ trong giai đoạn này còn chưa thực sự phát triển mạnh. Việc niềng, nắn chỉnh nha sẽ được diễn ra thuận lợi đạt hiệu quả cao.
Vậy răng của trẻ như thế nào thì nên niềng răng?
Răng mọc chen chúc
Khi răng của trẻ mọc chen chúc là tình trạng các răng sắp xếp lộn xộn, không ngay ngắn trên cung hàm do thiếu chỗ vì cung hàm nhỏ mà răng lại lớn. Răng mọc chen chúc không những gây mất thẩm mỹ mà còn khó vệ sinh răng miệng và hậu quả là có thể gây sâu răng, viêm nứu, tụt nướu…
Răng cắn hở
Tình trạng răng cắn hở xảy ra khi răng cửa trên và răng cửa dưới của trẻ không chạm và đúng khớp khi 2 hàm cắn lại làm cho việc thực hiện chức năng nhai, xé thức ăn bị ảnh hưởng.
Đây là biểu hiện thường thấy khi con em bạn phàn nàn là thức ăn dai, cứng, không thích ăn món này vì nó làm trở ngại lớn trong việc tiêu thụ. Cùng với đó, do hở răng phía trước, khớp cắn không đảm bảo làm cho trẻ ăn chậm, biếng ăn, lực nhai sẽ dồn lên các răng phía trước làm cho răng bị mài mòn mỗi ngày.
Răng thưa
Răng thưa là tình trạng giữa các răng có khe hở.Hiện tượng này xảy ra khi trẻ em bị gãy răng (còn gọi là hiện tượng di răng) hay răng của trẻ quá nhỏ so với cung hàm dẫn đến răng mọc không đúng vị trí. Và điều đó, sẽ làm cho con em bạn cảm giác tự ti khi vô tình bị người lớn hay bạn bè trêu chọc ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ sau này, gây mất tự tin cho trẻ.
Răng cắn chéo
Răng cắn chéo hay còn gọi là răng cắn ngược là tình trạng răng dưới phủ ngoài trên răng, 2 răng cửa mọc chen chúc nhau gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của trẻ.
Răng hô hàm dưới.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét