Gặp gỡ nha sĩ để xác định nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không?

Nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không là vấn đề bạn nên quan tâm theo dõi khi có ý định thực hiện nhổ răng hàm dưới. Tùy vào tình trạng mỗi bệnh nhân mà việc nhổ răng có trở nên nguy hiểm hay không. Sau khi thăm khám các nha sĩ sẽ đưa ra câu trả lời cho từng trường hợp cụ thể.

Hiện tượng răng bị nứt và vỡ mẻ có thể do tác nhân từ bên ngoài như lực nhai quá mạnh. Cũng có khá nhiều trường hợp do bản thân cấu trúc nền răng hàm đã yếu, bị thiếu hụt canxi nội bộ, răng kém rắn chắc, khi có tác động mạnh, kích thích nóng lạnh hoặc axit quá nhiều sẽ dần bị nứt vỡ. Có thể tình trạng răng bị nứt của bạn do cả hai yếu tố cấu trúc răng kết hợp với lực tác động bên ngoài gây nên.
Bảo tồn sẽ là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị các vấn đề răng miệng. Nếu chỗ răng của bạn chưa nứt vỡ nhiều và chân răng còn tốt thì bạn hoàn toàn có thể bọc răng sứ để bảo tồn mà không cần nhổ răng. Nhổ răng hàm dưới chỉ áp dụng trong trường hợp răng đã bị vỡ mẻ quá mức, chân răng lung lay gây đau nhức, ê buốt nhiều cho bệnh nhân. Nhổ răng cũng là một cách để bảo vệ các răng bên cạnh, tránh tình trạng áp xe xương ổ răng có thể xảy ra.
Nhổ răng hàm dưới có đau và nguy hiểm không1

Nhổ răng hàm dưới có đau và nguy hiểm không?

Nhổ răng theo phương pháp truyền thống có thể gây đau nhức hoặc ê buốt khá nhiều, đặc biệt là đối với răng hàm dưới.  Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ hiện đại, nhổ răng đảm bảo an toàn, không xảy ra nguy hiểm hay biến chứng. Trước khi nhổ răng hàm, nha sỹ có thể tiến hành chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng của răng, vị trí của chân răng ra sao, có ảnh hưởng đến dây thần kinh hay không.
Công nghệ nhổ răng nhổ răng hàm dưới thế hệ mới bằng máy Piezotome của Hoa Kỳ hiện được áp dụng chủ yếu cho các ca nhổ răng, đảm bảo an toàn tốt đa. Sở dĩ Piezotome có hiệu quả cao là bởi phương pháp này không nhổ bằng dụng cụ nạy và kìm như truyền thống mà dùng mũi siêu âm với tần số biến điệu cao giúp làm đứt dây chằng nha chu xung quanh răng. Khi hệ thống neo giữ răng bị tác động thì việc lấy từng phần răng bị vỡ ra sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Chính bởi chỉ tác động đến hệ thống nha chu mà không xâm lấn đến xương ổ răng nên quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và không chảy máu quá nhiều. Khi phần nướu không bị xâm lấn nhiều thì quá trình lành thương cũng sẽ nhanh hơn. Tần số biến điệu của máy siêu âm cũng được chứng minh là êm dịu và không gây đau buốt nhiều cho bệnh nhân, do đó bạn không phải quá lo lắng nhổ răng hàm xong có đau không nhé.
Thực tế công nghệ Piezotome đã được áp dụng nhổ răng cho hàng ngàn bệnh nhân tại Nha khoa KIM và đều mang lại hiệu quả tốt, tỉ lệ lành thương nhanh và hoàn toàn không biến chứng.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.