Răng khôn (hay răng số 8) thường được cho là chiếc răng vô dụng do nó thường mọc lệch, mọc ngầm không hỗ trợ được chức năng ăn nhai, nó còn tiềm ẩn nguy hiểm về răng miệng do thức ăn mắc kẹt vào dể dẩn đến sâu răng. Trường hợp răng khôn bị sâu thì ta nên xử lý thế nào thì tối ưu nhất?
Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn – là răng hàm lớn thứ 3 và là răng mọc cuối cùng ở tuổi trưởng thành (khoảng 18 đến 25 tuổi) sâu trong cung hàm.
Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, mọc sâu trong cùng
Chính vì đặc thù trên, nên sự xuất hiện của răng khôn vừa gây đau và khó chịu lại vừa không hỗ trợ được cho quá trình ăn nhai hàng ngày. Bởi vậy, bên cạnh ý kiến cho nói rằng răng khôn không hẳn là vô nghĩa trên cung hàm thì cũng có nhiều người khẳng định, răng số 8 không những không có chức năng gì mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Do đó, khi răng số 8 bị sâu hay mắc các bệnh lý nghiêm trọng thì tùy vào từng tình huống cụ thể mà bác sĩ sẽ xác định xem có nên điều trị để duy trì hay không.
Bất kể răng nào bị sâu cũng cần phải cân nhắc khi điều trị
VẬY CHỮA SÂU RĂNG SỐ 8 THẾ NÀO?Tùy vào từng tình huống thực tế răng số 8 có lợi hay hại mà các bác sĩ sẽ quyết định nên điều trị hay là đình chỉ khi bị sâu.
+ Nếu răng số 8 mọc ngay ngắn trên cung hàm, thẳng hàng lối và không bị sâu nhiều, đồng thời có thể hỗ trợ được phần nào cho việc nhai thức ăn, giúp tạo lực nhai đầy đủ nhất cho toàn hàm răng thì việc duy trì là cần thiết. Khi đó,chữa sâu răng số 8 bằng cách điều trị lấy hết các mô bệnh, sau đó bọc răng sứ lại để duy trì.
+ Nếu răng số 8 mọc lệch, ngược hoặc bị lợi trùm, không hỗ trợ được gì cho quá trình nhai thức ăn thì tốt bạn nên cân nhắc việc nhổ răng số 8 để bảo vệ những chiếc răng hàm kế bên.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét