Hiển thị các bài đăng có nhãn răng cấm. Hiển thị tất cả bài đăng

Mọc răng khôn có ảnh hưởng gì không?

Răng khôn (còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ tuổi 17 trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm, tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

Do mọc sau cùng nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này gọi chung là mọc kẹt, nghĩa là cái răng đó không có đủ chỗ để mọc lên.
→ Xem thêm: rang sau vo

Răng khôn gây đau đớn cho mọi người. Vậy phải làm gì khi mọc răng khôn?

2. Mọc răng khôn sẽ ảnh hưởng như thế nào?

– Răng khôn hàm dưới mọc ngầm

Có thể sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm, hôi miệng và đôi khi cứng hàm.

– Răng khôn hàm trên mọc

Nếu như thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má.



Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây biến chứng nhiều hơn và nặng hơn hàm trên. Biến chứng thường gặp khi răng khôn hàm dưới mọc lệch là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được hỗ trợ điều trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.
→ Xem thêm: nhổ răng sâu khi mang thai

Khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm có thể gây viêm nhiễm, đau nhức rất khó chịu

Ngoài ra, mọc răng khôn cũng là nguyên nhân huỷ hoại xương và răng xung quanh. Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng.

Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó. Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được hỗ trợ điều trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do tính chất nguy hiểm của răng khôn nên quan tâm đến việc làm gì khi mọc răng khôn sẽ rất hữu ích để bạn biết cách xử lý kịp thời trong từng tình huống.

3. Nên làm gì khi mọc răng khôn?

► Giữ gìn vệ sinh răng miệng

– Súc miệng bằng nước muối

Khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng, rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn phải thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%), đặc biệt là sau khi ăn. Dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 – 20 phút, làm 2 lần/ngày.

Nên làm gì khi mọc răng khôn? – Nên thường xuyên xúc miệng bằng nước muối sinh lý

– Chườm đá:

Thứ nhất: Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau. Thực hiện vài lần trong ngày, nước đá có tác dụng gây tê, giảm bớt sự đau đớn.

Thứ hai: Mọc răng khiến lợi sưng to và ảnh hưởng đến thần kinh gây đau nhức đầu. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn có thể tác động vào các dây thần kinh nhỏ ở khu vực mu bàn tay sẽ gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau. Vì vậy, chỉ cần dùng đá lạnh xoa nhẹ trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ sẽ giúp hạn chế cơn đau răng.

– Chú ý: Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt thì dùng kháng sinh, liều dùng theo chỉ định của bác sỹ.

► Các phương pháp giảm đau bằng dân gian

Khi quá trình mọc răng gây đau phải làm gì khi mọc răng khôn? Trước hết, bạn có thể áp dụng một trong số những cách giảm đau tại nhà sau đây:

– Dùng lá lốt

Tác dụng của lá lốt: ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lấy hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch, sau đó cho lá lốt vào nước và sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối. Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối sẽ làm hạn chế cơn đau.

Dùng lá lốt hay tỏi cũng giúp giảm đau hiệu quả

– Dùng tỏi

Tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau rất tốt. Bóc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát rồi cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều. Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) sẽ giảm đau.

Ngoài ra còn có các phương pháp giảm đau bằng bấm huyệt, bằng thảo mộc và mẹo vặt sẽ rất có ích trong trường hợp bệnh nhân là bà bầu mọc răng khôn mà không được uống thuốc giảm đau.

Chú ý: Trong trường hợp bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, bạn nên đến bác sỹ nha khoa để được tư vấn về cách xử trí hợp lý. Sau khi có kết quả chụp X – quang, bác sỹ sẽ có những chỉ định phù hợp như: trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng…

Với đội ngũ bác sĩ cùng các chuyên gia hàng đầu, Nha khoa Kim là địa chỉ uy tín và mọi người luôn tin tưởng đến khi cần tư vấn và chữa trị về răng miệng. Nếu còn bất cứ thắc mắc dù nhỏ nhất, hãy liên hệ với chúng tôi trực tiếp tại các trung tâm của bệnh viện Kim, hoặc qua hot line 19006899 để được tư vấn thăm khám hoàn toàn miễn phí.

Được tạo bởi Blogger.