Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-sua-cho-tre-o-dau-tot. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách phòng chống sâu răng ở trẻ

Sâu răng, đen răng, răng sún… là bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ em. Đa phần sâu răng bắt nguồn từ việc chưa biết và chưa chú trọng cách vệ sinh răng miệng đúng cách.



Vệ sinh răng miệng cho trẻ: ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng trẻ còn chưa mọc, hãy lấy một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn, và ngay trước khi trẻ đi ngủ.


Giai đoạn chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ nhú lên đến khi chiếc răng sữa cuối cùng mọc, thì nên sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ dành cho trẻ em và giúp trẻ đánh răng trong giai đoạn này.

Từ 3 tuổi trở đi, các bậc cha mẹ có thể khuyến khích và tạo môi trường vui thích để trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, từ đó xây dựng ý thức tự chăm sóc răng miệng của trẻ.

Sử dụng kem đánh răng có chứa lượng fluoride phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Fluoride tuy là thành phần trong mọi loại kem đánh răng của người lớn nhưng đây lại là chất hóa học có ảnh hưởng rất mạnh đến răng của trẻ nhỏ.


Khuyến khích bé uống nước nhiều hơn để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng. Tránh để bé uống quá nhiều đồ ngọt như nước có gas, một số loại nước ép trái cây đóng hộp khác hay các loại soda…

Khuyến khích bé và cùng bé thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đối với bữa ăn nhẹ nên cân đối những món ăn bổ dưỡng và hạn chế đồ ngọt vì đồ ngọt chứa nhiều carbohydrate kích thích vi khuẩn tiết axit ăn mòn men răng.

Dành thời gian và sắp xếp lịch hẹn với trung tâm nha khoa uy tín để đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần cho cả bé và bản thân mình để sớm phát hiện, điều trị bệnh sâu răng cũng như các bệnh răng miệng khác nếu có.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Phải làm sao khi trẻ mọc răng hàm bị sốt cao?

Khi bé mọc răng hàm sẽ rất đau nhức và khó chịu, có khi không thể nhai được, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua được giai đoạn khó khăn này mà vẫn duy trì được sức khỏe tốt?

Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ bắt đầu chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm có 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới .
Tuy nhiên, thời gian mọc răng của các bé cũng có sự khác nhau do yếu tố thể chất quyết định, một số bé 4, 5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé hơn 1 tuổi mới có chiếc răng đầu tiên.



Khi bé mọc răng hàm, cơ thể của trẻ có những thay đổi, đặc biệt là đối với mọc răng hàm thì hiện tượng sốt các bé hầu như đều trải qua. Tình trạng sốt nhẹ này có thể kéo dài trong vòng vài ngày và thuyên giảm dần.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, trẻ bị sốt bởi những nguyên khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho các bé. Cần phân biệt bé sốt là do mắc bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng, cơ thể có thể bị co giật.


Bé mọc răng hàm sốt cao chỉ định hỗ trợ điều trị ra sao?

Khi bé mọc răng hàm có dấu hiệu sốt nóng cao thì cha mẹ nên lưu ý lau mát hạ sốt toàn thân cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng.


Bên cạnh đó, bạn vẫn cần quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sau khi cho bé ăn hoặc bú sữa thì tốt nên dùng khăn ướt hoặc gạc mềm quấn quanh ngón tay và lau phần lợi để làm sạch các mảng bám trên răng cho bé.

Mọi băn khoăn của bạn liên quan đến tình trạng bé mọc răng hàm, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được các chuyên gia răng miệng tư vấn một cách chi tiết. Thân chào bạn!

Nhổ răng sữa cho bé ở đâu tốt?


Nhổ răng sữa cho trẻ em là việc làm vô cùng cần thiết cho bé, khi nhổ răng sữa không cần thiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và xương hàm phát triển bình thường. Nhổ răng sữa ở đâu thì tốt?


Răng sữa là gì?

Răng sữa là những răng mọc ở giai đoạn bé từ 5 – 6 tháng tuổi và thông thường sẽ hoàn thiện khi bé được 3 tuổi. Các răng sữa này sẽ rụng dần và được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.

Bộ răng sữa bao gồm 20 chiếc trong đó hàm trên 10 chiếc, hàm dưới 10 chiếc. Hàm trái và phải có 5 chiếc: 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng hàm sữa.


Răng sữa là những răng mọc ở giai đoạn bé từ 5 – 6 tháng tuổi và thông thường sẽ hoàn thiện khi bé được 3 tuổi.
Độ tuổi thay răng sữa của bé?

Răng sữa đến lúc bị thay sẽ tự động lung lay và rụng theo một quy luật đặc biệt. Dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng và khi chân tiêu hết, thân răng phía trên sẽ rụng đi để nhường chỗ cho chiếc răng cố định. Sự thay thế răng của bé cũng theo thứ tự mọc răng:
Thứ tự thay răng sữa Độ tuổi bé thay răng
Răng cửa giữa 5 – 7 tuổi
Răng cửa bên 7 – 8 tuổi
Răng hàm sữa thứ nhất 9 – 10 tuổi
Răng nanh sữa 10 – 11 tuổi
Răng hàm sữa thứ hai 11 – 12 tuổi


Nhiều trường hợp răng sữa của bé tuy đã lung lay nhưng mãi vẫn không rụng đi. Khi đó, cần có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa cho bé nhằm giúp răng cố định mọc đúng vị trí. Tuy nhiên, sự mọc răng hoặc thay răng ở trẻ có thể sớm hơn hoặc chậm hơn so với thời gian trên từ 6 đến 12 tháng đều không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.
Những trường hợp nên nhổ răng sữa cho bé

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên thay răng sữa cho bé trong các trường hợp sau:
– Răng sữa đau nhiều lần đã chữa nhưng không khỏi, lúc này việc nhổ răng sữa kịp thời nhằm tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh của bé.

– Răng bị nhiễm trùng ở chân hoặc kẽ chân răng.

– Răng sữa bị hư tủy, lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng chân răng cố định bên dưới.

– Răng bị viêm cement cấp hoặc bị nhiễm ở chóp răng.

– Răng sữa đến tuổi thay, lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.


Nhiều trường hợp răng sữa của bé tuy đã lung lay nhưng mãi vẫn không rụng đi. Khi đó, cần có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa cho bé nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Khi bé được 18 tháng tuổi trở lên ba mẹ nên đưa bé đi khám răng ít nhất 6 tháng/lần. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp bé theo dõi được quá trình phát triển của răng vĩnh viễn và các bệnh răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Tuy nhiên, nhổ răng quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt, thậm chí là tiêu cực đến khuôn mặt của bé. Nếu việc này xảy ra sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí cho việc chỉnh nha sau này và nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của bé.

Chính vì vậy, khi răng sữa của bé bị lung lay, ba mẹ nên đưa bé đến Nha Khoa hoặc các phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng để khám và tốt nhất nên chụp phim để thấy được chính xác tình trạng của răng vĩnh viễn. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch nhổ răng cho bé theo đúng độ tuổi, giai đoạn thay răng.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những lợi ích của việc nhổ răng sữa mang lại, nếu bạn có thắc mắc gì hãy tìm đến nha khoa KIM để được giải đáp mọi thắc mắc.

Được tạo bởi Blogger.