Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-cho-tre. Hiển thị tất cả bài đăng

Tìm hiểu nhổ răng sữa và quá trình hình thành răng

Hay trong nhiều trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên nhưng chệch khỏi răng sữa thì cần phải nhổ răng sữa để tạo “môi trường” cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nhổ răng sữa rồi thì răng vĩnh viễn sẽ hết bị mọc lệch. Tốt nhất là phải đi khám nha sĩ để có điều trị kịp thời

Việc duy trì răng sữa đầy đủ đảm bảo cho việc phát triển hàm và định hướng cho răng phát triển là điều rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng của bé. Để răng vĩnh viễn mọc đúng độ tuổi thay răng và đều đẹp thì phải đảm báo quá trình thay răng sữa phải đúng thời gian và đúng qui luật. Nhổ răng sữa cho bé khi nào phù hợp http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-cho-be-khi-nao-la-thich-hop/

Độ tuổi thay răng sữa tùy thuộc vào từng loại răng; được chia thành các nhóm như sau:
Hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi
Hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi
Hai răng nanh: 9-12 tuổi
Hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi
Hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi
Tìm hiểu nhổ răng sữa và quá trình hình thành răng
Tìm hiểu nhổ răng sữa và quá trình hình thành răng

Nhổ răng sữa đúng thời điểm
Hãy cố gắng đừng nhổ răng sữa của con bạn trước thời điểm thay răng theo qui luật. Nếu răng bị nhổ quá sớm, để một thời gian không có răng vừa ảnh hưởng đến tâm lý của bé, khả năng ăn nhai; vừa làm xương hàm và lợi không phát triển và răng vĩnh viễn sẽ mọc chậm bất thường. Lợi không răng để lâu ngày co khít lại sẽ gây đâu đớn cho bé khi răng vĩnh viễn mọc. Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-cho-tre-dung-cach/

Khi nào phải nhổ răng sữa
Theo qui luật tự nhiên thì răng sữa sẽ tự lung lay và rụng khi răng vĩnh viễn nhú lên. Nhưng trong nhiều trường hợp đã đúng thời điểm thay răng, răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa mãi không rụng thì cần phải có tác động bên ngoài là nhổ răng

Nên nhổ răng sữa cho bé ở đâu
Trẻ em sau 18 tháng trở đi, nên bố mẹ duy trì lịch đi khám răng ít nhất 6 tháng 1 lần. Việc khám răng định kỳ cho bé sẽ theo dõi được quá trình phát triển hàm, thay thế răng sữa của bé để tránh rối loại khi mọc răng vĩnh viễn, nếu xảy ra sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí để chỉnh nha. Đặc biệt là khó khăn trong vấn đề tâm lý và hợp tác của bé. Thực hiện cách nhổ răng tại nhà http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-cach-nho-rang-sua-bang-chi-tai-nha-duoc-khong/

Khi răng bé bị lung lay, bạn nên đưa bé đến trung tâm nha khoa uy tín để khám và tốt nhất nên chụp phim để thấy được chính xác tình trạng của răng. Nha sĩ sẽ có kế hoạch nhổ răng cho bé theo đúng tiến trình thay răng.

Tập cho trẻ đánh răng khi nào là thích hợp?

Đối với nhiều gia đình, khi con mọc hết hàm răng sữa cha mẹ mới bắt đầu hướng dẫn cách vệ sinh. Liệu đây có phải thời điểm thích hợp?



Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều đứa trẻ cảm thấy việc chà nướu có thể làm nướu bớt đau vào thời điểm mọc răng. Hơn nữa, khi những cái răng đầu tiên mọc lên, bé sẽ thích nghi với việc chà răng sau khi ăn, đồng thời sử dụng bàn chải đánh răng cũng dễ dàng hơn.

Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc độ tuổi phù hợp để bắt đầu đánh răng bằng kem cho trẻ, có mẹ lại sợ bé nuốt kem đánh răng, không vệ sinh và an toàn cho bé. Thông thường đối với trẻ trên 1 tuổi (có 8 răng cửa), cha mẹ có thể sử dụng nước và bàn chải có lông mềm chà nhẹ lên phần nướu và răng của trẻ hàng ngày. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flour. Trẻ em hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flour, với lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu.


Hiện nay trên thị trường có loại kem đánh răng được sản xuất dành riêng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, không có Flour, nhẹ nhàng làm sạch răng của trẻ, có bổ sung thêm canxi, an toàn cho trẻ nếu nuốt phải.Mặc dù Fluor được công nhận về khả năng làm cứng men răng và ngăn ngừa sâu răng nhưng các nha sĩ thường khuyến cáo trẻ em chỉ nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa một hàm lượng Fluor vô cùng nhỏ. Những nhà hoạt động chống Fluor cho rằng nếu tiếp xúc thường xuyên với Fluor có thể sẽ mắc một dạng bệnh gọi là răng nhiễm Fluor, được biểu hiện bằng những vết rằn trên men răng, men răng đục và bị nhuộm màu. Fluor được xem là độc chất nếu sử dụng với liều lượng cao. Vì vậy, không nên cho trẻ em dùng những loại kem có công thức Fluor dành cho người lớn.


Trẻ em cũng có nguy cơ bị bệnh sâu răng như những trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành. Chăm sóc răng cho trẻ cần phải được bắt đầu từ lúc mới sinh. Tập thói quen vệ sinh răng miệng sớm giúp cho bé có hàm răng khỏe mạnh.

Cách phòng chống sâu răng ở trẻ

Sâu răng, đen răng, răng sún… là bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ em. Đa phần sâu răng bắt nguồn từ việc chưa biết và chưa chú trọng cách vệ sinh răng miệng đúng cách.



Vệ sinh răng miệng cho trẻ: ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng trẻ còn chưa mọc, hãy lấy một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn, và ngay trước khi trẻ đi ngủ.


Giai đoạn chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ nhú lên đến khi chiếc răng sữa cuối cùng mọc, thì nên sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ dành cho trẻ em và giúp trẻ đánh răng trong giai đoạn này.

Từ 3 tuổi trở đi, các bậc cha mẹ có thể khuyến khích và tạo môi trường vui thích để trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, từ đó xây dựng ý thức tự chăm sóc răng miệng của trẻ.

Sử dụng kem đánh răng có chứa lượng fluoride phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Fluoride tuy là thành phần trong mọi loại kem đánh răng của người lớn nhưng đây lại là chất hóa học có ảnh hưởng rất mạnh đến răng của trẻ nhỏ.


Khuyến khích bé uống nước nhiều hơn để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng. Tránh để bé uống quá nhiều đồ ngọt như nước có gas, một số loại nước ép trái cây đóng hộp khác hay các loại soda…

Khuyến khích bé và cùng bé thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đối với bữa ăn nhẹ nên cân đối những món ăn bổ dưỡng và hạn chế đồ ngọt vì đồ ngọt chứa nhiều carbohydrate kích thích vi khuẩn tiết axit ăn mòn men răng.

Dành thời gian và sắp xếp lịch hẹn với trung tâm nha khoa uy tín để đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần cho cả bé và bản thân mình để sớm phát hiện, điều trị bệnh sâu răng cũng như các bệnh răng miệng khác nếu có.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Phải làm sao khi trẻ mọc răng hàm bị sốt cao?

Khi bé mọc răng hàm sẽ rất đau nhức và khó chịu, có khi không thể nhai được, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua được giai đoạn khó khăn này mà vẫn duy trì được sức khỏe tốt?

Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ bắt đầu chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm có 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới .
Tuy nhiên, thời gian mọc răng của các bé cũng có sự khác nhau do yếu tố thể chất quyết định, một số bé 4, 5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé hơn 1 tuổi mới có chiếc răng đầu tiên.



Khi bé mọc răng hàm, cơ thể của trẻ có những thay đổi, đặc biệt là đối với mọc răng hàm thì hiện tượng sốt các bé hầu như đều trải qua. Tình trạng sốt nhẹ này có thể kéo dài trong vòng vài ngày và thuyên giảm dần.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, trẻ bị sốt bởi những nguyên khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho các bé. Cần phân biệt bé sốt là do mắc bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng, cơ thể có thể bị co giật.


Bé mọc răng hàm sốt cao chỉ định hỗ trợ điều trị ra sao?

Khi bé mọc răng hàm có dấu hiệu sốt nóng cao thì cha mẹ nên lưu ý lau mát hạ sốt toàn thân cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng.


Bên cạnh đó, bạn vẫn cần quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sau khi cho bé ăn hoặc bú sữa thì tốt nên dùng khăn ướt hoặc gạc mềm quấn quanh ngón tay và lau phần lợi để làm sạch các mảng bám trên răng cho bé.

Mọi băn khoăn của bạn liên quan đến tình trạng bé mọc răng hàm, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được các chuyên gia răng miệng tư vấn một cách chi tiết. Thân chào bạn!

Giúp trẻ nhổ răng sữa với tinh thần thoải mái

Không phải bé nào cũng sẵn sàng đón nhận việc thay răng sữa với tâm lý thoải mái nhất. Bởi chiếc răng đầu tiên lung lay sẽ gây không ít khó chịu cho bé như đau răng, ăn uống khó khăn... Tốt nhất khi con chưa lung lay răng sữa, mẹ cần chia sẻ và giải thích với con về quy luật tự nhiên của việc thay răng. Việc thay răng sữa là bước đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành của con, răng sữa rụng đi, thay vào đó là vĩnh viễn.




1. Tìm hiểu hiện tượng thay răng sữa ở trẻ nhỏ
Quy luật thay răng sữa ở trẻ như sau: Chiếc răng nào mọc đầu tiên sẽ thay đầu tiên. Thông thường, khi được 6 – 7 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng sữa đầu tiên. Răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước, tiếp là răng cửa hàm trên, tiếp tục là răng dưới mọc trước đến răng trên theo thứ tự.

Như vậy, theo quy luật mọc răng bé sẽ thay 2 chiếc răng cửa hàm dưới trước, sau đến răng cửa hàm trên và những chiếc răng khác. 

Khi bé bước vào giai đoạn từ 5 - 6 tuổi, bé sẽ bắt đầu thay răng sữa. Một số ít bé sẽ thay răng sữa khi được 4 hoặc 8 tuổi.

2. Xử lý nhẹ nhàng, an toàn khi con thay răng sữa
Chuẩn bị tâm lý cho con
Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi, mẹ có thể trấn an con bằng cách cùng con đến gặp bác sĩ nha khoa để được bác sĩ tư vấn tâm lý cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể nhờ bác sĩ cùng cho bé tham gia ca nhổ răng “dũng cảm” của một bạn nhỏ khác để bé có thêm tự tin và xóa đi nỗi sợ nhổ răng. 

Ngoài ra, mẹ có thể cùng con đọc sách, xem tranh ảnh về việc nhổ răng sữa để con hiểu rằng, đây là điều rất bình thường mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua.

Hướng dẫn mẹ các bước nhổ răng an toàn cho con tại nhà
- Nếu tinh thần bé thoải mái, hợp tác mẹ có thể cùng con xử lý chiếc răng sữa tại nhà theo các bước sau:

+ Bước 1: Khi chiếc răng sữa mới lung lay, mẹ hãy dùng ngón tay trỏ di chuyển nhẹ nhàng chiếc răng sữa để nó lung lay nhiều hơn. Hoặc mẹ có thể để bé tự dùng lưỡi để đẩy răng. Làm liên tục trong vài ngày để răng sữa lung lay nhiều.

+ Bước 2: Nhận thấy chiếc răng sữa đã lỏng lẻo, mẹ có thể dùng tay để nhấc răng sữa ra ngoài. Việc làm này sẽ gây ít đau đớn cho trẻ và hạn chế việc chảy máu răng. Mẹ lưu ý, cần rửa tay thật sạch trước khi nhổ răng cho con và sử dụng miếng gạc sạch để lay răng của con. 

- Trong trường hợp chiếc răng sữa mới lung lay nhưng gây đau nhiều cho bé như khiến bé bị sốt, không ăn uống được nhiều mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ nha khoa ngay lập tức. Tuyệt đối không tự xử lý tại nhà nếu mẹ cảm thấy lo lắng về chiếc răng sữa lung lay của con.

Ngoài ra, nếu con bị lung lay răng do chấn thương, mẹ cũng nên đưa con đi gặp nha sĩ. Vì tự xử lý có thể gây nhiều đau đớn và nguy hiểm cho con.

3. Chăm sóc răng miệng cho con sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, mẹ cần phải chăm sóc răng miệng cho con cẩn thận để những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên đẹp, thẳng hàng. Theo đó mẹ cần:

- Nhắc bé đánh răng mỗi ngày để đảm bảo miệng luôn sạch sẽ và răng vĩnh viễn mọc lên không bị sâu hay mất men răng.

- Nên cho con ăn thức ăn nhiều chất xơ và có độ cứng nhất định như cà rốt, cần tây, ngô. Bổ sung thực phẩm giàu canxi, đạm để răng và cơ hàm bé chắc khỏe.

- Nhắc nhở bé không đá lưỡi hay chạm vào phần răng sữa bị rụng vì nó có thể làm răng vĩnh viễn của bé bị mọc lệch. Đặc biệt, không cho bé cắn bút chì hoặc các đồ vật cứng vì sẽ khiến hàm răng bị xấu, lệch.

- Lưu ý, nếu răng vĩnh viễn của bé bị gãy, rụng do va chạm thì cần phải tìm lại phần răng bị rụng, sau đó rửa sạch, ngâm vào sữa tươi hoặc nước sạch và lập tức mang tới bệnh viện để trồng lại răng bị gẫy.

Khi phát hiện chiếc răng sữa đầu tiên của con lung lay nhiều cha mẹ tỏ ra bối rối không biết làm cách nào để loại bỏ nó nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe trẻ? Nên đưa trẻ đi nha sĩ hay tự nhổ ở nhà?... Hãy tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Cách chăm sóc răng cho trẻ em sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng sữa cho trẻ em, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng về việc chăm sóc. Chăm sóc răng sau khi nhổ răng giúp không ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc răng miệng. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những cách chăm sóc răng tốt nhất.

>>nhổ răng khôn đau mấy ngày
>>có nên nhổ răng khôn mọc lệch
Nhổ răng cho trẻ đúng cáchTrước tiên các bậc phụ huynh cần nắm rõ được những trường hợp nào thì bé cần phải nhổ răng sữa. Cụ thể như sau:
Một là, những răng sữa mọc lên những khiến cho đứa trẻ phải chịu cảnh đau nhức nhiều lần. Với trường hợp như vậy thì cần phải nhổ răng sữa đi để không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh của đứa trẻ.

Hai là, trường hợp răng sữa bị nhiễm trùng ở kẽ răng hoặc ở chân răng cũng cần phải nhổ đi.
Ba là, răng sữa bị hư tủy, bị viêm cement cấp, bị nhiễm khuẩn xuống đến vùng răng vĩnh viễn hoặc là răng sữa bị nhiễm ở chóp răng cũng là trường hợp được bác sĩ chỉ định phải nhổ răng.
Chăm sóc cho trẻ em sau khi nhổ răng sữa
Bốn là, răng sữa bị lung lay nhiều hoặc có thể chưa bị lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc len rồi.
Vậy còn những trường hợp nào thì các bậc phụ huynh không nên cho bé nhổ răng sữa? Đó là:
Một là, đứa trẻ đang bị viêm lợi mà đặc biệt là bị viêm lợi vincent.
Hai là, đứa trẻ đang bị bệnh tim bẩm sinh hoặc những bệnh về máu làm xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài hoặc rất dễ bị nhiễm trùng sau khi nhổ. Đối với những trường hợp này thì không được nhổ răng nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa.
Ba là, khi đứa trẻ bị thấp khớp cấp hoặc là những bệnh lý liên quan về gan, nếu như muốn nhổ răng sữa thì phải cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.
Bốn là, khi đứa trẻ mắc phải những khối u ác tính, bị sốt bại liệt, đứa trẻ bị bệnh truyền nhiễm. Đối với những trường hợp bị mắc bệnh như vậy thì rất dễ xảy ra những biến chứng do bị nhiễm độc ở ổ răng nên không nên nhổ răng.
Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng sữa các bậc phụ huynh cũng cần chú ý:


Chăm sóc cho trẻ em sau khi nhổ răng sữa Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi nhổ răng sữa
Một là, bố mẹ cần cho bé nhà mình thư giãn và uống thuốc chống viêm nhiễm đúng như toa thuốc mà bác sĩ kê. Đồng thời phải đưa trẻ đi tái khám tại phòng khám nha khoa chỉ sau một tuần để kiểm tra và cắt chỉ.
Hai là, phải thường xuyên nhắc nhở trẻ không được mút hay chép miệng. Điều này nhằm giúp cho vùng răng mới nhổ sẽ không bị tổn thương và cũng như không bị chảy máu.
Ba là, bố mẹ không được cho trẻ ăn kẹo bánh và đồ ăn ngọt.
Chăm sóc cho trẻ em sau khi nhổ răng sữa Không cho trẻ ăn thực phẩm quá cứng sau khi nhổ răng sữa
Bốn là, tránh cho trẻ tuyệt đối không được nhai đá và thức ăn cứng cũng như quá nóng hay quá lạnh. Thay vào đó, trẻ nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo hay súp.
Bốn là, khuyên trẻ nên uống nhiều nước kết hợp cùng với việc đánh răng sạch sẽ hằng ngày.

Hãy nắm kỹ những nguyên tắc này để có chăm sóc tốt nhất cho con em bạn nhé.

Được tạo bởi Blogger.