Hiển thị các bài đăng có nhãn han-tram-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Sâu răng do bú bình và biện pháp phòng ngừa

Không ít trẻ mới được 1-3 tuổi đã bị sâu răng, có khi mất gần toàn bộ hàm trước. Nguyên nhân là trẻ bú sữa bằng bình, khiến răng bị phá hủy nhanh chóng hoặc xuất hiện các lỗ sâu lớn màu đen.


Sâu răng do bú bình thường xảy ra với những răng phía trước của cả hàm trên và hàm dưới. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi có thói quen ngậm lâu các chất lỏng có chứa nhiều đường như nước trái cây, sữa trong khi ngủ. http://chamsocrangtreem.vn/phong-kham-rang-tre-em-o-dau-tot-va-uy-tin-tai-sai-gon/



Vi trùng gây sâu răng sẽ sử dụng các chất đường làm thức ăn, sau đó lên men axit và phá hủy răng. Mỗi lần axit tấn công khoảng 20 phút hay lâu hơn, sau nhiều lần sẽ gây sâu răng.
Tầm quan trọng của răng sữa

Răng sữa của trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn, giúp trẻ nói chuyện, ăn nhai, dinh dưỡng tốt hơn.
Dưới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc và phía sau răng cối sữa là răng cối vĩnh viễn. Ngoài ra, răng sữa còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương hàm.

Nếu răng sữa chậm rụng hay mất quá sớm thì sẽ làm răng vĩnh viễn mọc chen chúc nhau, dẫn đến sự xáo trộn khớp cắn. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-bao-nhieu-tuoi-duoc-nieng-rang/
Cách phòng ngừa sâu răng do bú bình

- Đừng để trẻ đi ngủ mà vẫn ngậm bình sữa hoặc nước trái cây. Nếu bé cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra ngay khi bé đã ngủ.

Cần bảo đảm núm vú sạch sẽ và không còn dính chất đường.

- Tập cho trẻ uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt, làm chất đường khó đọng lại trên răng.

- Chỉ cho bé bú bình vào những bữa ăn chính, không nên tập cho bé thói quen ngậm bình sữa khi chơi hoặc ngủ.

Luôn giữ miệng bé sạch sẽ. Sau mỗi lần ăn hay bú sữa, cần vệ sinh răng miệng ngay bằng bông gòn hay gạc. Cần tập cho bé thói quen chải răng ngay sau khi mọc răng sữa. Hướng dẫn bé cách sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách để làm sạch kẽ răng khi bé được 2-2,5 tuổi, lúc tất cả các răng sữa đã mọc đủ. http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-han-rang-cho-be/

Nếu nguồn nước sử dụng không được Fluor hóa để phòng ngừa sâu răng, hãy đến bác sĩ răng hàm mặt xin tư vấn cách bổ sung Fluor cho trẻ.

Sâu răng có ảnh hưởng đến trí thông minh của bé không ?

Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em. Khi tiến hành nghiên cứu 600 trẻ từ 1 - 6 tuổi tại Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Trẻ bị sâu răng sớm không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số thông minh của trẻ.



Ảnh hưởng của sâu răng không chỉ đối với sức khỏe răng miệng nữa mà nó còn tác động xấu tới trí thông minh và chiều cao của bé.



Giảm trí nhớ của bé

Công bố dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học Na - uy cho thấy rằng bộ răng có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng ghi nhớ của não bộ con người. Khi răng sâu quá nhiều và phải nhổ, một vùng trên não sẽ bị ảnh hưởng và giảm độ nhạy cảm của các vùng khác. Sâu răng cũng khiến các động mạch não bị thu hẹp, ảnh hưởng tới hoạt động tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của não bộ. Tình trạng sâu răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng tới trí nhớ cũng như chỉ số IQ của bé.


Ảnh hưởng tới quá trình phát triển chiều cao

Có 3 giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh về chiều cao:
Thời kì bào thai
Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi
Giai đoạn dậy thì.

Trong ⅔ giai đoạn nằm trong thời kì răng sữa (trẻ dưới 6 tuổi), đặc biệt khi bé từ sơ sinh đến 3 tuổi là giai đoạn quyết định 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ. Theo Ths.Bs Trịnh Đức Mậu - Nha khoa , nếu trong giai đoạn này, trẻ bị sún hoặc sâu răng sữa quá nhiều, bé sẽ cảm thấy khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.


Khi trẻ suy dinh dưỡng sẽ cản trở rất nhiều tới quá trình phát triển chiều cao của bé (yếu tố dinh dưỡng quyết định 32% chiều cao của trẻ).


Để bé có nụ cười đẹp, thông minh, mau lớn

Để bé sinh ra đã có nụ cười đẹp và sức khỏe tốt, mẹ cần chú ý ngăn ngừa tình trạng sâu răng và các bệnh răng miệng có thể xảy đến với bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. “Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ dễ bị sâu răng sữa là do mẹ bị sâu răng trong quá trình mang thai” - Bác sĩ Trịnh Đức Mậu cho biết thêm.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, các bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng, đặc biệt là nha chu sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non ở phụ nữ lên gấp 2,2 lần. Mẹ bầu bị các bệnh về răng miệng khiến bé sinh ra răng yếu hơn, men răng kém, dễ bị vi khuẩn tấn công, rất dễ dẫn tới các bệnh sún răng, sâu răng sữa nếu không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Việc mẹ bầu sử dụng thuốc khác sinh trong quá trình mang thai cũng khiến bé sinh ra men răng sau này không đẹp, ngả vàng. Chính vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Ngăn ngừa sâu răng, đặc biệt là sâu răng sữa, ba mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên ngay từ khi bé chưa mọc răng. Hướng dẫn và tạo thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ ngày cho bé.

Hạn chế bé ăn quá nhiều đồ ngọt và tăng cường thực phẩm chứa nhiều canxi trong thực đơn hàng ngày của bé.

Tuy nhiên, điều đấy là chưa đủ. Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp cần có sự hợp tác tốt của phụ huynh, của bé và của bác sĩ nha khoa.

Có nên lấy cao răng cho trẻ như người lớn

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là các mảng bám do thức ăn và vụn bẩn bám lâu ngày trên bề mặt răng không được làm sạch kỹ mà hình thành. Tình trạng cao răng tồn tại lâu ngày trong khoang miệng nó sẽ gây nên những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như : sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm nhiễm các mô mềm quanh nướu…



Những bệnh lý này đều rất nguy hiểm đến răng miệng vì thế cần phải loại từ ngay tận gốc. Vấn đề trẻ răng miệng ở trẻ em lại cần phải quan tâm và chú ý hơn nhiều. Nguyên nhân là do, ở trẻ quá trình vệ sinh chăm sóc răng miệng không tốt như người lớn vì thế các vụn thức ăn bẩn tồn tại và chuyển hóa thành mảng dính cao răng là rất cao.




Vì thế nguy cơ mắc bệnh răng miệng cũng cao hơn các đối tượng khác. Mà hiện nay, để lợi trừ được nguy cơ này thì các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch giúp bé.

Như vậy có thể khẳng định, trẻ em vẫn có thể thực hiện thao tác lấy cao răng như người lớn bình thường. Vì lấy cao răng chỉ là một liệu pháp nhằm làm sạch răng miệng, không có sự can thiệp sâu vào cấu trúc răng, cũng không phải là một ca tiểu phẫu nên bệnh nhân không cần sử dụng thuốc tê và thuốc gây mê.



Với tình trạng răng miệng con của bạn : ” trên cổ răng của cháu có nhiều vết bám dính màu vàng và chuyển sang đen” , chứng tỏ sức khỏe răng miệng của cháu đang bị đe dọa vì thế bạn nên đưa con đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng cũng như để được bác sĩ làm sạch khoang miệng cho cháu bằng cách cạo sạch vôi răng.

Cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả

Bệnh nhiệt miệng thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện là xuất hiện một vài đốm trắng 1 – 2 mm, to dần, hơi mọng nước tại niên mạc miệng. Vết loét sẽ to dần gây khó khăn cho việc ăn uống nếu không được chữa trị.


>>trẻ em bị sưng chân răng

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ tái phát. Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. khi các trẻ em bị mắc bệnh thường rất khó được, quấy khóc, bỏ ăn…Dưới đây là những cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ tốt nhất tại nhà, các mẹ nên chú ý để chăm sóc cho trẻ tốt nhất nhé!


1. Lý do trẻ bị nhiệt miệng
Do chức năng miễn dịch bị suy giảm.
Do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn).
Do bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài.
Do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm.
Do nhiễm khuẩn hay virus.
2. Dấu hiệu khi bị nhiệt miệng
Trẻ quấy khóc, bỏ ăn.
Miệng chảy nhiều nước dãi.
Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm màu trắng hoặc ngà.
Đốm trắng to dần từ 8 – 10 mm, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.
Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch.

3. Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng thực phẩm

Bé nhà mình bị nóng trong + uống sữa đêm nên đã bị viêm loét miệng, nhiệt miệng 2 lần rồi, cho dù mẹ rất giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống bổ sung các chất mát. Nên mình muốn chia sẻ với các mẹ 8 loại thực phẩm hữu ích giúp mẹ loại trừ nhiệt miệng cho trẻ nhé.
Mật ong giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Cho bé ngậm mật ong, mật ong trong miệng sẽ tác động trực tiếp lên chỗ bị nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng.
Lấy bông tăm thấm mật ong bôi vào chỗ loét trong miệng.

Kết quả từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn.
Cho bé ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, bé sẽ đỡ nhiều.
Uống nước khế chua

Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này: Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, có thể cho chút ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.
Bôi lá bồ ngót

Lá bồ ngót (có nơi gọi là bù ngót) không chỉ dùng nấu canh ăn rất mát mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu. Bạn tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này bôi vào chỗ sưng đau, lở trong miệng bé. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giảm ngay các nốt lở do nhiệt miệng.
Cà chua ép

Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.
Nước cam, chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.

Cách điều trị đặc biệt cho trẻ bị viêm chân răng

Nướu răng là phần mô mềm bao quanh chân răng bên cạnh hệ thống dây chằng nha chu. Bệnh về viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.


>>nên niềng răng cho trẻ không
>>cách chữa sâu răng ở trẻ em

Tình trạng trẻ bị viêm chân răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến mà đôi khi các bậc cha mẹ thường không để ý đến cho đến khi các biểu hiện lâm sàng ở mức độ nặng phát ra bên ngoài. Cách điều trị viêm chân răng ở trẻ sẽ được xác định khi bé được nha sỹ thăm khám cụ thể.
1. Viêm chân răng ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám trên răng và cao răng. Vi khuẩn sẽ phát sinh trên các mảng bám này và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến nướu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm nướu sẽ chuyển thành viêm chân răng, viêm nha chu rất nguy hiểm. Khi viêm nướu diễn tiến thành viêm chân răng thì quá trình điều trị cũng phức tạp hơn.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác dẫn đến viêm chân răng như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.


Nướu của trẻ bình thường có màu hồng nhưng khi mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nướu, viêm chân răng thì sẽ chuyển sang màu đỏ kèm theo sưng tấy. Viêm chân răng ở trẻ em không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà bệnh bên trong vẫn âm thầm phát triển. Sau đó một thời gian, bệnh sẽ phát lại theo cấp độ nặng hơn, dài ngày hơn. Đến một thời điểm nào đó, bệnh phát nặng sẽ không tự thuyên giảm nữa.

Ở giai đoạn đầu của bệnh lý thì hiện tượng chảy máu chân răng sẽ xảy ra kèm theo hôi miệng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé bạn nhận thấy dấu hiệu này thì không nên coi thường. Khi bệnh viêm chân răng đã phát triển nghiêm trọng thì phần nướu sẽ có xu hướng tách khỏi răng gây tụt lợi, răng có cảm giác như dài ra. Vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập tiết ra độc tố tạo thành các túi mủ, gây tiêu xương răng cũng như phá hủy các tổ chức dây chằng nha chu xung quanh răng.

2. Trẻ bị viêm chân răng điều trị như thế nào?

Khác với người lớn, điều trị viêm chân răng ở trẻ sẽ phức tạp hơn bởi trẻ nhỏ chưa có ý thức về răng miệng nhiều và việc sử dụng thuốc cho bé cũng cần hạn chế. Các bậc cha mẹ nên lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sỹ.

Để điều trị viêm chân răng ở trẻ em, có thể bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Lấy cao răng cho trẻ em, đặc biệt là với trẻ mới mọc răng sữa là không khả thi, do đó biện pháp vệ sinh hàng ngày sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc hỗ trợ điều trị tình trạng trẻ bị viêm chân răng. Hãy dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước sôi để nguội, chà vào răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn.

Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, chải răng ngày hai lần sau bữa ăn để tránh tình trạng bé bị viêm chân răng quá sớm. Hướng dẫn bé súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm và giúp tiêu sưng.


Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng thì bạn cũng nên tăng cường các loại vitamin cho bé thông qua các thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường. Trong thời gian viêm nhiễm chân răng, tránh các thức ăn quá cứng hoặc dai.


Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào các bệnh về răng miệng, cần đưa trẻ thăm khám và không dùng các biện pháp chữa trị theo cách dân gian. Tốt nhất nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Tập cho trẻ đánh răng khi nào là thích hợp?

Đối với nhiều gia đình, khi con mọc hết hàm răng sữa cha mẹ mới bắt đầu hướng dẫn cách vệ sinh. Liệu đây có phải thời điểm thích hợp?



Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều đứa trẻ cảm thấy việc chà nướu có thể làm nướu bớt đau vào thời điểm mọc răng. Hơn nữa, khi những cái răng đầu tiên mọc lên, bé sẽ thích nghi với việc chà răng sau khi ăn, đồng thời sử dụng bàn chải đánh răng cũng dễ dàng hơn.

Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc độ tuổi phù hợp để bắt đầu đánh răng bằng kem cho trẻ, có mẹ lại sợ bé nuốt kem đánh răng, không vệ sinh và an toàn cho bé. Thông thường đối với trẻ trên 1 tuổi (có 8 răng cửa), cha mẹ có thể sử dụng nước và bàn chải có lông mềm chà nhẹ lên phần nướu và răng của trẻ hàng ngày. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flour. Trẻ em hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flour, với lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu.


Hiện nay trên thị trường có loại kem đánh răng được sản xuất dành riêng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, không có Flour, nhẹ nhàng làm sạch răng của trẻ, có bổ sung thêm canxi, an toàn cho trẻ nếu nuốt phải.Mặc dù Fluor được công nhận về khả năng làm cứng men răng và ngăn ngừa sâu răng nhưng các nha sĩ thường khuyến cáo trẻ em chỉ nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa một hàm lượng Fluor vô cùng nhỏ. Những nhà hoạt động chống Fluor cho rằng nếu tiếp xúc thường xuyên với Fluor có thể sẽ mắc một dạng bệnh gọi là răng nhiễm Fluor, được biểu hiện bằng những vết rằn trên men răng, men răng đục và bị nhuộm màu. Fluor được xem là độc chất nếu sử dụng với liều lượng cao. Vì vậy, không nên cho trẻ em dùng những loại kem có công thức Fluor dành cho người lớn.


Trẻ em cũng có nguy cơ bị bệnh sâu răng như những trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành. Chăm sóc răng cho trẻ cần phải được bắt đầu từ lúc mới sinh. Tập thói quen vệ sinh răng miệng sớm giúp cho bé có hàm răng khỏe mạnh.

Cách phòng chống sâu răng ở trẻ

Sâu răng, đen răng, răng sún… là bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ em. Đa phần sâu răng bắt nguồn từ việc chưa biết và chưa chú trọng cách vệ sinh răng miệng đúng cách.



Vệ sinh răng miệng cho trẻ: ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng trẻ còn chưa mọc, hãy lấy một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn, và ngay trước khi trẻ đi ngủ.


Giai đoạn chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ nhú lên đến khi chiếc răng sữa cuối cùng mọc, thì nên sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ dành cho trẻ em và giúp trẻ đánh răng trong giai đoạn này.

Từ 3 tuổi trở đi, các bậc cha mẹ có thể khuyến khích và tạo môi trường vui thích để trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, từ đó xây dựng ý thức tự chăm sóc răng miệng của trẻ.

Sử dụng kem đánh răng có chứa lượng fluoride phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Fluoride tuy là thành phần trong mọi loại kem đánh răng của người lớn nhưng đây lại là chất hóa học có ảnh hưởng rất mạnh đến răng của trẻ nhỏ.


Khuyến khích bé uống nước nhiều hơn để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng. Tránh để bé uống quá nhiều đồ ngọt như nước có gas, một số loại nước ép trái cây đóng hộp khác hay các loại soda…

Khuyến khích bé và cùng bé thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đối với bữa ăn nhẹ nên cân đối những món ăn bổ dưỡng và hạn chế đồ ngọt vì đồ ngọt chứa nhiều carbohydrate kích thích vi khuẩn tiết axit ăn mòn men răng.

Dành thời gian và sắp xếp lịch hẹn với trung tâm nha khoa uy tín để đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần cho cả bé và bản thân mình để sớm phát hiện, điều trị bệnh sâu răng cũng như các bệnh răng miệng khác nếu có.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Phải làm sao khi trẻ mọc răng hàm bị sốt cao?

Khi bé mọc răng hàm sẽ rất đau nhức và khó chịu, có khi không thể nhai được, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua được giai đoạn khó khăn này mà vẫn duy trì được sức khỏe tốt?

Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ bắt đầu chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm có 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới .
Tuy nhiên, thời gian mọc răng của các bé cũng có sự khác nhau do yếu tố thể chất quyết định, một số bé 4, 5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé hơn 1 tuổi mới có chiếc răng đầu tiên.



Khi bé mọc răng hàm, cơ thể của trẻ có những thay đổi, đặc biệt là đối với mọc răng hàm thì hiện tượng sốt các bé hầu như đều trải qua. Tình trạng sốt nhẹ này có thể kéo dài trong vòng vài ngày và thuyên giảm dần.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, trẻ bị sốt bởi những nguyên khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho các bé. Cần phân biệt bé sốt là do mắc bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng, cơ thể có thể bị co giật.


Bé mọc răng hàm sốt cao chỉ định hỗ trợ điều trị ra sao?

Khi bé mọc răng hàm có dấu hiệu sốt nóng cao thì cha mẹ nên lưu ý lau mát hạ sốt toàn thân cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng.


Bên cạnh đó, bạn vẫn cần quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sau khi cho bé ăn hoặc bú sữa thì tốt nên dùng khăn ướt hoặc gạc mềm quấn quanh ngón tay và lau phần lợi để làm sạch các mảng bám trên răng cho bé.

Mọi băn khoăn của bạn liên quan đến tình trạng bé mọc răng hàm, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được các chuyên gia răng miệng tư vấn một cách chi tiết. Thân chào bạn!

Cách nhận biết răng sứ Titan

Khi răng tồn tại lâu dài trong môi trường nước bọt, bạn sẽ thấy răng bị xỉn màu dần theo hướng từ chân răng ra rìa cắn. Dấu hiệu này có thể phải qua nhiều năm mới nhận biết được nhưng 2 đặc điểm trên bạn có thể nhận thấy ngay sau khi bác sĩ vừa phục hình xong. Vì bản chất răng sứ Titan vẫn là răng sứ kim loại nên nguy cơ bị oxy hóa vẫn xảy ra, khung kim loại bị tụt ra khỏi nướu gây đen viền nướu.



Cách nhận biết răng sứ Titan

Theo bác sĩ nha khoa, răng sứ Titan mang những đặc trưng nổi bật sau:
Răng sứ Titan được chế tác có khung sườn bên trong được làm bằng hợp kim Niken – Crom – Titan nên có màu sắc giống như màu bạc khác hoàn toàn màu sứ trắng. Nếu chú ý quan sát bằng mắt thường bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này.
Răng sứ Titan khi được phục hình trên răng sẽ tạo cho bạn cảm giác hơi nặng và vướng víu một chút. Nếu được thực hiện bởi bác sĩ không có tay nghề cao và thiếu sự khéo léo thì phục hình sẽ thấy đường viền nướu không khít sát và có thể có viền hơi đen ở dưới nướu. Đó là do màu của khung sườn bên trong không được che hết.



Răng sứ Titan mặc dù thuộc dòng răng sứ kim loại nhưng lại có khả năng chống oxy hóa cao hơn các dòng sứ kim loại truyền thống, vì vậy hiệu quả thẩm mỹ mà phục hình sứ này đem lại được đánh giá cao. Cách nhận biết răng sứ Titan như thế nào? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn thêm kiến thức khi tìm hiểu vể dòng sứ này.

Để có thể giảm thiếu mức thấp những đặc điểm còn hạn chế của răng sứ Titan, nha khoa đầu tư trang bị trang thiết bị hiện đại – công nghệ CAD/CAM tiên tiến giúp việc chế tác răng sứ Titan chính xác nhanh chóng và thẩm mỹ.

>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 12

Răng có kích thước vừa vặn với vị trí cần phục hình.
Răng có hình dáng từ tỷ lệ, kích cỡ và gờ rãnh với cùi răng và các răng bên cạnh.
Răng có màu đẹp tự nhiên, hài hòa với màu răng thật kế cận.

Quá trình phục hình nhanh chóng, đem lại sự thoải mái và dễ chịu, hạn chế xâm lấn gây đau nhức cho nướu và mô răng sau khi phục hình.
Thời gian được rút ngắn, chỉ trong 2 lần hẹn là hoàn tất quy trình phục hình. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu những chiếc răng đẹp với một chi phí hợp lý.

Vật liệu Titan là một loại vật liệu đã được sử dụng nhiều trong y học, dùng để cấy ghép vào cơ thể người mà không gây dị ứng, tương thích tốt với xương và nướu. Vì bản chất của Titan rất lành tính với cơ thể. Vì vậy mà răng sứ Titan phù hợp với những người bị dị ứng với kim loại, những người có buồng tủy lớn không thể sử dụng răng toàn sứ để phục hình.

Với chi phí hợp lý, mang những ưu điểm khá nổi bật giúp răng sứ Titan vẫn được rất nhiều khách hàng ưu ái sử dụng.

Giữ răng sữa đầy đủ có nên hàn răng cho trẻ không?

Ở trẻ em, nếu có răng sữa bị sâu vẫn nên hàn sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nếu răng sâu không chữa sẽ tiếp tục sâu nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, cần phải chữa tủy, nặng hơn có thể phải nhổ răng đi.Răng sữa bị sâu có nên hàn lại hay không? là lo lắng của rất nhiều bà mẹ trẻ khi có con bị sâu răng sữa. Để giúp các bạn giải đáp được răng sữa bị sâu phải làm sao để khắc phục hiệu quả, mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây xem sao nhé.


1/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa bị sâu
Việc vệ sinh răng miệng chưa tốt cùng với men và ngà răng sữa có sức đề kháng với sâu răng kém hơn răng vĩnh viễn, nên tình trạng răng sữa bị sâu rất dễ xảy ra.

Có thể bạn chưa biết, nếu răng sữa mất sớm, trẻ sẽ kém phát triển khả năng nhai, phát âm không chuẩn, hàm răng bị xô lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này, nguy hiểm hơn, những chiếc răng sâu chính là các ổ nhiễm khuẩn là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh hô hấp, khớp, tim mạch hay viêm xoang.

Bên cạnh đó, răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch.

2/ Phương pháp khắc phục răng sữa bị sâu hiệu quả
Rõ ràng, răng sữa bị sâu vẫn cần thiết phải hàn trám như răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, khi khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào tuổi các cháu, các kết quả khám để quyết định xem có cần hàn, điều trị hay có thể nhổ luôn. Có những răng sữa bị sâu, thậm chí viêm, chết tủy nhưng răng đó đã đến thời điểm thay răng thì không cần hàn nữa mà có thể chờ để nhổ luôn.

Một phương pháp phổ biến để trám răng cho trẻ là dùng chất trám bít với nhựa composite hàn lên các hố rãnh trên mặt nhai răng hàm vĩnh viễn để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm.

Nhựa composite là một vật liệu có màu sắc tự nhiên như răng thật được phủ lên răng, lấp đầy và bịt kín những khe, trũng có trên các mặt răng, để bảo vệ các mặt răng không bị đọng thức ăn và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có thể gây sâu răng. Composite cũng được chứng minh an toàn đối với sức khỏe và hoàn toàn không gây nên biến chứng nào đối với cơ thể.

Phương pháp hàn trám theo công nghệ Laser Tech tại Nha khoa có thể áp dụng cả đối với những bé 3 tuổi. Đây là công nghệ hàn trám răng mới nhất của Pháp, được chuyển giao ứng dụng rất thành công tại nha khoa, giúp cho bề mặt trám và chất liệu trám có tính tương thích và kết dính cao. Ngoài ra, với sự thực hiện của các bác sĩ giàu kinh nghiệm, thao tác nhẹ nhàng, chính xác thì hàn trám răng sâu hoàn toàn không gây đau nhức cho bé.

Được tạo bởi Blogger.