Răng khi bị lung lay có thể nguyên nhân do viêm tủy cấp, nướu bị sưng hoặc té ngã tác động mạnh đến răng. Cần xác định được nguyên nhân khiến răng lung lay để tìm cách chữa trị hiệu quả nhất. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp chữa răng lung lay tốt nhất.
Nguyên nhân làm răng bị lung lay?Răng lung lay chủ yếu do các bệnh lý răng miệng như viêm tủy cấp hay viêm nha chu, viêm quanh chóp răng gây nên. Khi mảng bám trên răng không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô giữa nướu và chân răng.
Răng bị lung lay chủ yếu do viêm tủy hoặc viêm chân răng
Khi phần nướu bị viêm nhiễm nặng do hình thành các tủi mủ sát chân răng thì sẽ có xu hướng tách ra khỏi răng, không ôm sát chân răng nữa. Khi đó, răng không được bám tựa vững chắc và bị lung lay. Nếu nướu bị tách ra càng nhiều thì tình trạng lung lay càng lớn. Cuối cùng răng có thể bị rụng.
Ngoài ra, răng bị lung lay còn do các tác nhân bên ngoài mà chủ yếu là do chấn thương va đập gây nên. Khi phần xi măng xung quanh răng giúp cố định chân răng với nướu bị mất đi thì răng có xu hướng lung lay dần. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương mà răng sẽ bị lung lay nhiều hay ít.
Cách điều trị và xử lý răng lung lay nào hiệu quả nhất?
Cách chữa răng lung lay hiệu quả sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì?
Răng lung lay do viêm nhiễm
Đối với trường hợp răng bị sâu dẫn tới viêm tủy nặng thì việc điều trị tủy sẽ được tiến hành trước tiên. Sau điều trị viêm tủy, tình trạng nhiễm trùng sẽ hết, nướu lại ôm sát chân răng thì răng sẽ bớt lung lay. Trường hợp viêm nha chu nhẹ mà chưa tiêu xương ổ răng thì nha sỹ có thể tiến hành lấy cao răng và kết hợp với điều trị bằng thuốc. Khi phần nướu hết sưng viêm thì xương sẽ tự bù lại và làm răng cứng chắc. Đây là cách chữa răng lung lay khá hiệu quả và thường được nha sỹ thực hiện đầu tiên.
Nếu như tình trạng viêm nha chu, viêm chóp răng nghiêm trọng hơn dẫn tới nướu bị tụt thì có nghĩa là phần xương ổ răng có thể đang bị tiêu biến. Nếu tiêu xương nặng thì có thể phải thực hiện ghép xương sau khi điều trị tình trạng viêm nhiễm (có khi cần phải ghép vạt nướu).
Nếu muốn ngăn ngừa triệt để tình trạng răng sâu bị lung lay hay nha chu… thì tốt nhất bạn nên có chế độ chăm sóc cho răng và nướu đúng cách với chải răng và làm sạch các kẽ răng hàng ngày sau bữa ăn. Lưu ý lấy cao răng và chăm sóc nha chu định kỳ 4-6 tháng/lần. Lấy cao răng sẽ đảm bảo làm sạch các mảng bám chứa vi khuẩn, giúp cho nướu khỏe mạnh hơn và ôm sát lấy chân răng.
Trường hợp răng lung lay do chấn thương:
Nha sỹ có thể sử dụng phương pháp đặc biệt để nẹp cố định chỗ răng lung lay lại. Sau một thời gian, răng sẽ có xu hướng liền trở lại và có thể hạn chế được tình trạng răng lung lay.
Tất nhiên, sau khi thực hiện điều trị thì răng cũng không thể chắc chắn được như ban đầu, do đó đòi hỏi bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Chữa răng lung lay bằng cách lấy tủy, điều trị viêm quanh chóp
Trường hợp nào nên nhổ răng bị lung layChữa răng lung lay sẽ là nguyên tắc đầu tiên trong việc điều trị bệnh lý răng miệng bởi răng sau khi nhổ cần được trồng răng giả thay thế càng sớm càng tốt để đảm bảo ăn nhai và hạn chế tiêu xương. Thực hiện cắm răng giả không chỉ khá tốn kém mà còn về cơ bản răng giả không thể có độ cảm biến như răng thật khi không có ống tủy.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp răng lung lay cần được nhổ bỏ khi mà răng đã bị lung lay quá nhiều, việc điều trị nướu và tủy không mang lại kết quả, đe dọa gây viêm nhiễm, áp xe đến vùng chân răng, chóp răng hoặc phần xương ổ răng đã bị tiêu biến quá nhiều. Khi đó, nhổ răng lung lay không chỉ làm giảm đau nhức cho bệnh nhân mà còn tránh biến chứng ảnh hưởng đến xương hàm và các răng kế bên.
Thăm khám nha sỹ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời răng lung lay
Hiện nay, nhổ răng không còn là nỗi ám ảnh như trước với công nghệ nhổ răng thế hệ mới không đau. Công nghệ mới không dùng dụng cụ nạy và kìm nha khoa để nhổ toàn bộ răng mà chỉ sử dụng dụng cụ chuyên dụng làm đứt hệ thống dây chằng nha chu xung quanh răng. Khi hệ thống dây chằng này được loại bỏ thì việc lấy răng ra từng phần cũng khá dễ dàng mà không gây đau nhức hay chảy máu quá nhiều.