Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Bị chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Có lẽ là thắc mắc của nhiều người, bởi chảy máu đồng nghĩa với việc mất đi các khoáng chất, ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể. 


Nguyên nhân gây chảy máu chân răng: do viêm lợi, sâu răng, thiếu canxi, thiếu vitamin,… hoặc cũng có thể chỉ là do bạn đánh răng không đúng cách. https://phauthuathamhomom.com/xuong-ham-bi-lech/



Thực phẩm nên sử dụng:

– Các loại hoa quả tươi và rau xanh: đặc biệt là các loại rau giòn rất tốt cho răng miệng, nhất là tốt cho nướu răng vì có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Các chất này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cho cơ thể và răng miệng mà còn có tác dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu đến nướu răng, giúp tăng cường sức khỏe nướu.


– Vitamin C: bởi nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Người được cung cấp đầy đủ vitamin C sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn những người thiếu vitamin C. Viêm chân răng gây nên bởi vi khuẩn trên mảng bám, do đó tăng cường vitamin C từ các loại hoa quả, rau củ sẽ giúp quả tăng sức đề kháng, hạn chế chảy máu chân răng.

+ Ăn 2 quả bưởi mỗi ngày trong vòng nửa tháng: bạn sẽ thấy hiện tượng chảy máu chân răng giảm đi đáng kể. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng lượng vitamin C trong máu – vi chất giúp mau lành tổn thương do các phân tử gốc tự do gây nên – nhóm nghiên cứu Đại học Đại học Friedrich Schiller (Đức) cho biết trên tạp chí Dental của Anh. https://phauthuathamhomom.com/xuong-ham-mat-ben-to-ben-nho/


Trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C. Theo giới chuyên môn, một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cũng cung cấp đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên, do cơ thể không có khả năng giữ vitamin C thừa nên cần bổ sung đều đều.

(Một lưu ý là không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axit nên dễ làm yếu men răng và gây mòn răng.)

+ Kết hợp dùng 1 trái chanh và 2 gam tỏi mỗi ngày: cũng có khả tăng vitamin C, từ đó ngăn chặn chứng chảy máu chân răng. Đó chính là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Punjabi (Ấn Độ).


+ Xoài: xoài cũng là loại trái cây nhiều vitamin C và vitamin A, xoài xanh có nhiều vitamin C hơn vitamin A. Để chữa bệnh chảy máu chân răng, bạn có thể dùng quả xoài gần chín còn chứa nhiều vitamin C làm các dạng thích hợp. Hoặc ăn xoài chín, uống nước ép.


– Lá chè: Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa một số bệnh về họng và răng miệng như viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng. https://phauthuathamhomom.com/cach-dieu-tri-roi-loan-khop-thai-duong-ham/


LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ KHI ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG



Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh. Đánh răng bằng bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng/1 lần.

Phương pháp đánh răng giúp răng trắng hơn

Khi mua kem đánh răng, đầu tiên nên thử bóp kem ra. Kem đánh răng có chất lượng tốt thường tự nhiên đùn ra, chất kem mịn bóng, đồng thời có hình thuôn tròn bình thường, soi dưới ánh mặt trời, mịn, bóng, màu trắng và sạch, không có tạp chất và hiện tượng mọc đốm đen.


Theo Yangseng, tốt nhất nên có sẵn 2 tuýp kem đánh răng trở lên, một ngày đánh răng 2-3 lần, đánh xen kẽ các loại kem đánh răng khác nhau. Như vậy có thể đạt công hiệu khác nhau, đồng thời ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn đường miệng. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-cat-ham-chua-mom/



Kem đánh răng dược liệu chia thành nhiều loại như phòng ngừa sâu răng, giảm đau giảm độ nhạy cảm, chống viêm cầm máu, loại trừ cao răng. Khi lựa chọn nên căn cứ theo bệnh. Để tránh gây tác dụng phụ, nếu dùng một loại thuốc đánh răng dược liệu lâu, sẽ khiến vi khuẩn trở nên nhờn thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Răng không có bệnh tốt nhất không nên dùng thuốc đánh răng dược liệu, vì ngay trong kem đánh răng thông thường cũng có chứa các nguyên liệu như Borneol, dầu đinh hương, tinh dầu bạc hà, cũng có tác dụng nhất định phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng.

Không nhúng ướt kem đánh răng trước khi bắt đầu đánh răng

Nhiều người khi đánh răng có thói quen nhúng kem đánh răng vào nước trước, làm như vậy sẽ tạo nhiều bọt hơn, nhưng kỳ thực việc này làm giảm ma sát của chất ma sát và thành phần làm sạch trong kem đánh răng với răng, từ đó giảm bớt tác dụng của việc đánh răng. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-chinh-ham-mom-co-toan-khong/

Lượng kem đánh răng chỉ cần bằng hạt đậu nành là đủ

Nhiều người cho rằng lấy kem đánh răng càng nhiều càng tốt, đây là sai lầm, mỗi lần chải răng chỉ cần một lượng to bằng hạt đậu nành là đủ. Nếu dùng quá nhiều, sẽ dẫn đến nuốt nhầm, răng trở nên giòn hơn, bị nhiễm độc flour (dental fluorosis) … do lượng flouride quá mức.

Răng không có bệnh tốt nhất không nên dùng thuốc đánh răng dược liệu, vì ngay trong kem đánh răng thông thường cũng có chứa các nguyên liệu như Borneol, dầu đinh hương, tinh dầu bạc hà, cũng có tác dụng nhất định phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng.

Không nhúng ướt kem đánh răng trước khi bắt đầu đánh răng

Nhiều người khi đánh răng có thói quen nhúng kem đánh răng vào nước trước, làm như vậy sẽ tạo nhiều bọt hơn, nhưng kỳ thực việc này làm giảm ma sát của chất ma sát và thành phần làm sạch trong kem đánh răng với răng, từ đó giảm bớt tác dụng của việc đánh răng.

Lượng kem đánh răng chỉ cần bằng hạt đậu nành là đủ

Nhiều người cho rằng lấy kem đánh răng càng nhiều càng tốt, đây là sai lầm, mỗi lần chải răng chỉ cần một lượng to bằng hạt đậu nành là đủ. Nếu dùng quá nhiều, sẽ dẫn đến nuốt nhầm, răng trở nên giòn hơn, bị nhiễm độc flour (dental fluorosis) … do lượng flouride quá mức.

Một ngày nên đánh răng bao nhiêu lần là tốt nhất?

Nghiên cứu của một trong những bác sĩ hàng đầu nước Anh, tiến sĩ Richard Marques. Theo tiến sĩ thì tốt nhất nên đánh răng từ 2-3 lần trong một ngày, không nên đánh răng quá 3 lần/ ngày. Thời gian đánh răng tốt nhất là buổi sáng và buổi tối. Bạn nên đánh răng sau ăn ít nhất 30 phút, vì đánh răng ngay sau khi ăn sẽ khiến hỏng bề mặt răng do tác động của axit.


Có rất nhiều quan niệm sai lầm trong vấn đề chăm sóc răng miệng. Một trong những quan niệm chưa đúng đắn là đánh răng càng nhiều thì càng sạch hơn, hoặc đánh răng ít vì sợ mòn men răng. Dưới đây, http://phauthuathamhomom.com/4-ly-do-nen-di-phau-thuat-tri-mom/ Nha khoa sẽ chỉ bạn cách đánh răng đúng cách để có một hàm răng trắng đẹp.



Nhiều bạn có thói quen đi ngủ mà không đánh răng, hoặc quá mệt, quá buồn ngủ nên không kịp đánh răng đã đi ngủ rồi, đây là một thói quen rất xấu cho răng miệng nhé. Ban đêm, lúc bạn ngủ là lúc cơ thể tiết ra rất ít nước bọt, môi gần như cũng ít chuyển động. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-tri-mom-khong-bien-chung/ Đây là 2 nguyên nhân dẫn tới thời gian ngủ là thời gian mà vi khuẩn hoạt động vô cùng mạnh mẽ và thuận tiện. Nếu trước khi ngủ bạn không đánh răng kĩ thì khả năng sâu răng, hỏng răng sẽ cao hơn nhiều.

Theo các chuyên gia thì chải răng quá nhiều sẽ dẫn tới nhanh mòn men răng gây ra vàng răng, ố răng. Thế nên đừng chải răng quá 3 lần/ngày nha, không phải chải nhiều răng sẽ càng sạch và càng trắng đâu. Bạn nào chải răng quá nhiều, lâu dần răng sẽ trở nên yếu đi, uống nước lạnh bị ê buốt là đó vậy đó. Khi đã đánh răng đầy đủ sáng tối thì buổi trưa bạn chỉ cần xúc miệng để bỏ những thức ăn thừa trên răng là đủ.


Vậy một ngày nên chải răng 2-3 lần rồi thì việc chải răng như thế nào mới đúng nữa? Dưới đây là những bước chải răng đúng cách mà Nha khoa cung cấp cho bạn:

Thời gian chải răng hợp lý là từ 2- 3 phút.

Bước 1: Súc miệng bằng nước, khoảng 30 giây để loại trừ những thứ bám trên răng.

Bước 2: Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch qua răng trước khi đánh. Dùng bàn chải rửa sạch dưới vòi nước, lấy lượng kem đánh răng vừa đủ.

Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu. Đầu lông bàn chải phải tiếp xúc cả răng lẫn nướu (nên sử dụng bàn chải có đầu lông bàn chải tròn, mềm để tránh làm mòn răng và tổn thương nướu).

Bước 4: Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của 2 – 3 răng với động tác rung và xoay tròn tại chỗ. Di chuyển bàn chải đến nhóm răng kế tiếp và lặp lại động tác trên. Tương tự như vậy chải mặt trong các răng.

Bước 5: Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong các răng trước. Kéo bàn chải theo hướng ngoài – trong. Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng chải từ sau ra trước và rung nhẹ.

Bước 6: Vệ sinh lưỡi bằng cách lấy bàn chải chải từ trong ra ngoài. Hoặc bạn có thể sử dụng dụng dụ chải lưỡi chuyên dụng.

Vai trò quan trọng của việc bổ sung canxi cho răng

Răng là một phần quan trọng đối với mỗi chúng ta và việc bảo vệ răng miệng là rất cần thiết. Khi muốn răng chắc khỏe thì bạn cần phải biết cách chăm sóc đúng cách nhưng bên cạnh đó nếu không bổ sung canxi cho răng thì rất khó để có hàm răng như ý muốn. Chính vì vậy hãy bảo vệ răng lợi thật sạch sẽ và bổ sung hàm lượng canxi vừa đủ cho răng mỗi ngày.


>>Nha khoa tốt nhất tại quận 10
>>Nha khoa uy tín tại quận 4


Vai trò quan trọng của việc bổ sung canxi cho răng:



Canxi là một chất khoáng đóng vai trò thiết yếu trong sự duy trì và phát triển của cơ thể con người. Nó là thành phần quan trọng nhất trong việc cấu tạo nên răng và xương. Muốn xương và răng được cứng cáp và khỏe mạnh bạn cần phải bổ sung canxi cho răng thường xuyên và đều đặn để răng cũng như các bộ phận khác hấp thụ đủ lượng canxi để duy trì phát triển.

Chính vì vậy bạn cần phải cung cấp canxi qua mọi cách từ chế độ ăn hàng ngày, sữa uống và các loại thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa hàm lượng canxi dồi dào để cơ thể có đủ lượng canxi cần thiết. Nếu thiếu canxi hay thừa canxi sẽ rất nguy hiểm cho chúng ta bởi nó sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của chiều cao, cân nặng, trí tuệ và xương khớp, răng sẽ ngày càng trở nên thoái hóa và mắc các căn bệnh khó chữa. Đặc biệt là ở trẻ em cần quan sát và theo dõi nếu phát hiện ra thiếu canxi ngay từ ban đầu thì hãy bổ sung canxi cho răng bé ngay kịp thời.

Hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể người trưởng thành là 800 mg/ngày và trẻ nhỏ từ 1000 – 1200 mg/ ngày, còn ở phụ nữ có thai là khoảng 1500 mg/ngày. Mỗi đối tượng và mỗi cơ thể người sẽ cần được cung cấp một lượng canxi khác nhau, do vậy để tránh cung cấp thừa hay thiếu bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn.

Các cách bổ sung canxi cho răng hiệu quả nhất:

Hiện nay có rất nhiều cách để bổ sung canxi cho răng. Bạn có thể trang bị các cách hợp lý và phù hợp với mình để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Bổ sung canxi bằng thực phẩm là cách đơn giản và mang lại hiệu quả nhất. Bạn có thể ăn các loại rau củ quả, hải sản, trứng gà hoặc uống sữa… Đây là những thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào và tuyệt vời nhất mà bạn khó tìm kiếm được ở đâu. Một số loại thực phẩm chứa canxi như rau cải thìa, cải chíp, cần tây, tỏi tây, rau bina, trứng gà, sữa chua, sữa tươi, sữa đậu nành, hàu, sứa, tôm, cua, cá… Rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng cao và không chỉ cung cấp canxi mà còn có các chất khoáng hay chất dinh dưỡng khác. Bạn chỉ cần lên một chế độ ăn uống hàng ngày cho từng bữa và bổ sung loại thực phẩm trên để cơ thể dễ hấp thụ nhé.

Ngoài cách bổ sung canxi bằng thực phẩm bạn có thể bổ sung bằng cách uống thuốc hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Theo bác sĩ khuyên thì chúng ta nên sử dụng thực phẩm chức năng bởi thuốc sẽ không mang lại tác dụng tốt như các loại thực phẩm này mà sẽ dễ gây ra tác dụng phụ hơn. Thực phẩm chức năng không chỉ chứa canxi mà còn có các loại vitamin hay chất khoáng khác để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể bạn. 

Sử dụng thực phẩm chức năng rất tốt cho cơ thể mà không gây ra tác dụng gì nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Và điển hình là Canxi Bone Caring Plus – một loại thực phẩm chức năng được rất nhiều người ưa chuộng và tin dùng. Bạn có thể sử dụng mỗi ngày để có thể cung cấp một hàm lượng canxi cần thiết và vừa đủ cho cơ thể của mình giúp răng cũng như bộ phận khác được phát triển toàn diện hơn.

Để có một sức khỏe tốt nhất, cơ thể khỏe mạnh và không bị mắc các căn bệnh nguy hiểm, hãy bổ sung canxi mỗi ngày cho cơ thể của chính mình.

Phẫu thuật hàm vẩu – Công nghệ mới năm 2017

Đối với trường hợp vẩu do răng, có thể chữa bằng niềng răng. Tuy nhiên nếu vẩu do hàm thì bác sĩ sẽ phẫu thuật hàm vẩu để điều chỉnh khung xương hàm, tạo sự cân đối và hài hòa cho gương mặt.


>> hút thuốc lá gây sâu răng
>> làm sao để phát hiện sớm sâu răng

Vẩu xương hàm nguyên nhân do đâu?

Vẩu là tình trạng bất đối xứng giữa hàm trên và hàm dưới, phần hàm dưới có cấu trúc hàm nhô ra nhiều hơn so với hàm trên. Nguyên nhân có thể do:

Di truyền: là nguồn gốc của vẩu xương hàm dưới di truyền theo kiểu trội. Tăng các hormon có thể làm xương hàm dưới phát triển quá mức ở trẻ em (bệnh khổng lồ) và người lớn (bệnh to cực).


Yếu tố nguy cơ môi trường: người có sọ ngắn tạo thuận lợi cho hàm dưới đưa ra trước. Hàm trên ngắn làm lưỡi bị đẩy xuống thấp gây vẩu xương hàm dưới. Thiếu răng cửa dài lâu trên hoặc nhổ sớm răng sữa trên làm khối tiền hàm xương hàm trên kém phát triển, tạo thuận lợi cho xương hàm dưới trượt ra trước.

Hình thái miệng hầu: môi, lưỡi, vùng vòm hầu và amidan có thể làm thay đổi quan hệ hàm trên và dưới hoặc kìm hãm sự phát triển xương hàm trên hoặc đẩy hàm dưới vượt ra trước.

Phẫu thuật hàm vẩu được thực hiện như thế nào?


Phẫu thuật hàm vẩu móm thường chỉ định trong các trường hợp vẩu xương hàm dưới nguyên thể do di truyền. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật khuôn mặt cắt trượt hai bên hay còn gọi là cắt chữ Z, gọi tắc là BSSO. Phương pháp phẫu thuật này cắt 1 đường theo mặt má, 1 đường theo mặt lưỡi và một đường chéo tạo thành chữ Z. Đường lưỡi phải nằm dưới lỗ gai Spix là nơi bó mạch huyệt răng dưới đi ra và phẫu thuật này phải thực hiện 2 bên xương hàm. Bác sĩ sẽ tiến hành trượt xương hàm dưới ra sau hay lên trên và xuống dưới theo phác đồ điều trị đã vạch ra.

Ưu điểm nổi bật của phẫu thuật hàm vẩu bằng kỹ thuật BSSO

Trượt được xương hàm dưới ra sau, lên trên và xuống dưới.

Kỹ thuật điều trị phẫu thuật hàm vẩu BSSO đã chinh phục được kỹ thuật VRO ngay cả trường hợp thân xương hàm dưới mỏng. Không cần cố định hai hàm nên khách hàng rất dễ chịu.

Thời gian điều trị rất nhanh chóng (2-3h đồng hồ, tùy tình trạng vẩu của khách hàng) không khiến bệnh nhân phải đi lại điều trị nhiều lần. Trong khi đó với kỹ thuật phẫu thuật hàm vẩu RVO cần cố định 2 hàm trong 1 tháng.

Một ca phẫu thuật hàm vẩu tại bệnh viện KIM sẽ diễn ra trong khoảng 2-3h đồng hồ, tùy vào tình trạng hô móm của bạn. Với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi về chuyên môn và kinh nghiệm, hơn 10.000 ca phẫu thuật thành công là một trong những cơ sở để khách hàng có thể đặt niềm tin vào chúng tôi.

Chỉnh nha theo phương pháp niềng răng cho trẻ em

Chỉnh răng phòng ngừa cần thực hiện sớm ngay khi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn (khoảng 6-7 tuổi), để điều chỉnh cho hàm răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn và đều hơn, giúp cho việc nắn chỉnh toàn diện ở lứa tuổi đã thay hết răng sữa (khoảng 12 tuổi) trở nên dễ dàng và đạt kết quả tốt.


Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ việc nắn chỉnh răng thực sự hiệu quả hoàn hảo và không gặp nhiều cản trở về sau thì ngay từ khi bắt đầu thay răng sữa từ 6-7 tuổi thì nên cho trẻ đi kiểm tra răng miệng thường xuyên, để có thể thực hiện nắn chỉnh răng phòng ngừa kịp thời.
Khi nào nên chỉnh nha niềng răng cho trẻ em?

Tuy nhiên việc chỉnh nha có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi, thời điểm chuẩn tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của sự sai hình xương và sự lệch lạc của răng. Ví dụ trường hợp một trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch đã có thể phải dùng một máng chỉnh hình trong miệng ngay sau khi sinh vài tuần.
Vậy tại sao cần điều trị chỉnh nha trẻ em ???

Nhiều bậc cha mẹ phân vân lo lắng không biết có nên đi chỉnh sửa răng cho trẻ khi trẻ chưa thay hết răng sữa hay không, liệu có thể bắt đầu việc điều trị chỉnh nha cho trẻ khi trẻ chưa có đủ các răng vĩnh viễn hay là phải đợi đến khi trẻ thay hoàn toàn các răng sữa?

Nếu không được điều trị chỉnh nha, phục hình răng trẻ em sớm, ngoài hậu quả là nó sẽ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt, răng mọc chen chúc, lệch lạc sẽ gây khó khăn trong việc giữ vệ sinh răng miệng làm tăng tỷ lệ sâu răng và bệnh nha chu, một khớp cắn xấu có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhai và hiệu quả nhai sẽ làm giảm chức năng ăn nhai.
Chỉnh nha trẻ em sớm giúp đơn giản hóa giai đoạn chỉnh nha toàn diện về sau, nhất là điều trị chỉnh nha sớm những trường hợp có lệch lạc trầm trọng về xương hàm, nếu để đến thời điểm trẻ đã lớn, sẽ không thể điều trị được bằng các phương pháp chỉnh nha can thiệp và toàn diện đơn thuần mà phải dùng phương pháp phẫu thuật phức tạp, tốn kém và khó có thể có được một kết quả hoàn hảo.

Một số trường hợp khớp cắn lệch lạc trầm trọng có thể gây ra tình trạng khó phát âm, thậm chí việc chỉnh nha trẻ em sớm sẽ giúp cho cung răng, xương hàm và các cơ nhai phát triển hài hòa với khuôn mặt thẩm mỹ hơn, giúp hài hòa khớp cắn giữa hai xương hàm. Điều trị các lệch lạc nhẹ giúp răng mọc đúng vị trí, sắp xếp các răng ngay ngắn lại sớm, loại trừ các yếu tố không thuận lợi cho khớp cắn, giảm thiểu tai nạn gãy răng cửa với các răng cửa chìa ra.

Việc chỉnh nha trẻ em sớm đem lại nhiều lợi ích cho trẻ, thường ít gây đau đớn và khó chịu, trẻ sẽ dễ dàng hợp tác hơn, giúp phát hiện sớm và điều trị sớm các thói quen xấu có thể gây sai lệch khớp cắn. Một số trường hợp đơn giản, chỉnh nha trẻ em sớm có thể giúp cho cung răng và xương hàm phát triển bình thường mà không cần một điều trị nào khác. Nếu trẻ không được điều trị các lệch lạc ban đầu, khớp cắn của trẻ càng lúc càng phát triển theo hướng bất lợi và làm cho quá trình điều trị sau này phức tạp, khó khăn và chi phí điều trị tốn kém hơn.

Những dụng cụ lấy cao tại nhà được nhiều người áp dụng

Việc thực hiện lấy cao răng khiến nhiều người còn e dè vì sợ khi thực hiện lấy cao răng tại địa chỉ nha khoa khiến răng bị tổn thương hay ê buốt. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những dụng cụ lấy cao răng tại nhà được nhiều nhiều người áp dụng.

Tại sao phải dùng đến dụng cụ lấy cao răng?

Dụng cụ lấy cao răng sẽ quyết định sự an toàn của dịch vụ
Khi lấy cao răng, việc sử dụng dụng cụ lấy cao răng là không thể thiếu. Các mảng bám rắn chắc trên bề mặt răng không dễ được loại bỏ bởi cao răng được hình thành từng ngày. Mỗi lớp cao răng mới sẽ tạo ra liên kết không dễ gì phân tách trên thân răng. Để tách được các mảng bám này nếu không dùng đến các phản ứng đặc biệt thì ít nhất cũng phải sử dụng lực bẩy đủ mạnh.

Cho nên, khi lấy cao răng không thể không sử dụng đến các dụng cụ chuyên biệt. Hơn thế còn phải dùng đến những kỹ thuật đặc thù với thao tác tách cao răng cẩn thận và khéo léo của nha sỹ.

Các loại dụng cụ lấy cao răng

Hiện có 2 loại dụng cụ lấy cao răng cơ bản được sử dụng tại các phòng nha để lấy cao răng, đó là dụng cụ cầm tay và máy lấy cao răng siêu âm. Tuy đều dùng để lấy cao răng nhưng hai loại dụng cụ này có đặc điểm hoàn toàn khác nhau, cách thức sử dụng cũng như tính năng và tác dụng không giống nhau. Sử dụng các dụng cụ này liệu khi lấy cao răng có đau không?

dụng cụ lấy cao răng tại nhà 1
Cần lựa chọn thật kỹ dịch vụ lấy cao răng tại nhà

>> Xem thêm: Tác dụng của việc lấy cao răng

– Dụng cụ lấy cao răng cầm tay:

Dụng cụ này có đầu nhọn nhỏ có tay cầm, được dùng để nạy bẩy mảng bám ra khỏi bề mặt răng. Khi sử dụng dụng cụ này, nha sỹ sẽ phải sử dụng đến một lực nhất định. Đây cũng chính là điều bất tiện nhất của loại dụng cụ này. Bởi phải dùng đến lực bẩy nên đôi khi chính nha sỹ cũng không kiểm soát được trong thao tác của mình. Do đó, khả năng xảy ra nguy cơ ảnh hưởng đến nướu và mô răng cũng không hề nhỏ. Dụng cụ cầm tay có thể khiến cho răng miệng bị tổn thương, nhẹ là ê kến răng, nặng hơn có thể gây đau và chảy máu nướu răng hoặc làm mất men răng.

– Máy lấy cao răng siêu âm:

Đây cũng được gọi là dụng cụ lấy cao răng, nhưng cơ chế tác động của máy siêu âm hoàn toàn khác với dụng cụ cầm tay. Máy này sẽ sử dụng sóng rung siêu âm để tác động lên tổ chức liên kết cứng của cao răng, làm phân rã chúng, khiến cao răng mềm rã và nhẹ nhàng tách khỏi bề mặt răng mà không gây ra bất cứ đau đớn, thương tổn nào cho răng. Việc lấy cao răng sẽ vô cùng nhẹ nhàng, dễ chịu hơn sức tưởng tượng của bạn. Hơn thế, lấy cao răng bằng máy siêu âm còn có thể tạo ra khả năng làm sạch mảng bám triệt để cả trên và dưới nướu.

Nên sử dụng loại dụng cụ lấy cao răng nào thì tốt?

Xu hướng lấy cao răng hiện đại chính là sử dụng dụng cụ lấy cao răng siêu âm thay cho dụng cụ cầm tay do kỹ thuật thô sơ, không đảm bảo an toàn tối đa. Chỉ lấy cao răng siêu âm mới tạo ra cho bạn cảm giác an toàn và dễ chịu nhất khi thực hiện định kỳ.

Tuy rằng chi phí cho lấy cao răng bằng máy siêu âm cao hơn khi dùng dụng cụ cầm tay nhưng đổi lại, việc thực hiện tại địa chỉ nha khoa tín chắc chắn sẽ tránh được những tổn thương đến răng và nướu.

Nguồn: http://laycaorang.org/dung-cu-lay-cao-rang-co-toan-khong/

Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?


Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều người trước khi thực hiện lấy cao răng, lo lắng nhiều nhất chính là việc ảnh hưởng đến men răng, làm răng yếu đi. Vậy điều này có đúng hay không?



Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không là lo lắng của nhiều người?
1. Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?

Bản chất của lấy cao răng có ảnh hưởng gì không là khá đơn giản,tách bỏ mảng bám cứng cao răng ra khỏi bề mặt men răng. Ngoài thao tác này ra, kỹ thuật lấy cao răng không gây ra tác động nào khác cho răng và nướu. Cho nên, về bản chất, lấy cao răng là kỹ thuật an toàn, không có hại cho răng. Ngược lại, lấy cao răng định kỳ giúp bạn có hàm răng sạch sẽ và tránh được bệnh tật làm suy yếu sức khỏe của răng.

Không lấy cao răng sẽ đặt bạn trước hàng loạt các vấn đề bệnh lý. Theo nghiên cứu trên lâm sàng hàng ngàn ca điều trị bệnh lý, dù sâu răng, viêm nướu, răng lung lay, dài răng, tiêu xương tụt nướu,… đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa không gi khác chính là mảng báo cao răng quá nặng nề không được làm sạch. Vậy nên, với thắc mắc cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không, có thể khẳng định, lấy cao răng là cần thiết và cần thực hiện định kỳ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không


BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Lấy cao răng có đau không
Lay cao rang co hai khong

Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không ,có chảy nhiều máu không

2. Tại sao lấy cao răng bị đau và chảy máu?

Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không ,có bị đau và chảu máu nhiều không.Trong thực tế, do vẫn có những trường hợp trong và sau khi lấy cao răng bị ê kến răng, chảy máu răng. Dù mức độ khá nhẹ nhưng cũng khiến không ít người hồ nghi liệu lấy cao răng có đau không. Đối với tình huống này, bạn nên hiểu bản chất thật chính xác để tránh có những kết luận không đùng về lấy cao răng và tác dụng của nó.

Sở dĩ có những trường hợp lấy cao răng gây ê kến răng và chảy máu do các nguyên nhân sau đây:

– Răng của bệnh nhân bị mòn men: Khi tách mảng bám, thao tác tách cao răng sẽ gây ra áp suất tác động lên men răng hở, khiến răng bị ê kến khó chịu.

– Bệnh nhân đang bị viêm nướu: Tách cao răng sẽ tác động nhẹ tới nướu nhưng ngay cả mức độ tác động này rất nhẹ cũng đều có thể khiến cho nướu rỉ máu do đang bị viêm. Chưa kể trường hợp phải lấy cao răng dưới nướu, rìa nướu sẽ tách nhẹ răng nên gây chảy máu.

– Lấy cao răng bằng kỹ thuật thô sơ dùng dụng cụ cầm tay: Dụng cụ này đỏi hỏi nha sỹ phải tạo lực bẩy nhẹ mới tách được mảng cao răng cứng chắc bật khỏi mặt răng. Do đó, đôi khi sẽ khiến cho nướu và men răng bị tác động tới dẫn đến chảy máu và ê răng.

Như vậy, vấn đề lấy cao răng có ảnh hưởng gì không chỉ đáng lo ngại khi bạn đang mắc các vấn đề bệnh lý răng miệng và khi thực hiện tại cơ sở nha khoa không đảm bảo.

Thời điểm tốt niềng răng cho trẻ có hiệu quả

Có thể lấy mốc tuổi chung nhất để áp dụng là khi trẻ khoảng 6 – 7 tuổi, khi chiếc răng cấm vĩnh viễn đầu tiên mọc lên. Nha sĩ có thể chỉ định cho trẻ đeo các khí cụ giúp ổn định và phát triển xương hàm để các răng có khoảng trống mọc lên, giảm thiểu tình trạng răng mọc lệch tối đa

NIỀNG RĂNG TRẺ EM THỰC HIỆN TỪ LÚC MẤY TUỔI?
Với niềng răng, thực hiện càng sớm sẽ càng có lợi cho ca điều trị. Vì thế, niềng răng trẻ em có thể thực hiện khi trẻ bắt đầu thay răng. Khi thấy bất cứ dấu hiệu răng mọc lệch lạc nào, cha mẹ nên đưa con mình đi khám nha sĩ sớm để niềng răng can thiệp điều chỉnh răng lệch lạc.

Niềng răng là cách cha mẹ giúp các con có được một hàm răng đều đặn cân đối khi trưởng thành. Hàm răng đẹp sẽ giống như một món quá ý nghĩa nhất mà bạn có thể tặng cho tương lai của con cái. Niềng răng trẻ em được khuyến khích bởi các chuyên gia nha khoa hàng đầu.
TẠI SAO NÊN NIỀNG RĂNG TRẺ EM SỚM?
Nhiều người vẫn nghĩ nên đợi cho trẻ thay răng hoàn toàn mới niềng răng vì lúc đó mới đủ các răng vĩnh viễn để niềng chỉnh. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác.

Việc niềng răng khi răng vĩnh viễn đã mọc đủ thì cũng đồng nghĩa với việc xương hàm đã tương đối ổn định, những sai khác ở răng cũng đã được định hình. Cho nên việc điều trị vẫn gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, nếu niềng chỉnh khi chiếc răng đầu tiên được thay, hàm răng của trẻ sẽ được định hình ngay từ đầu, giúp cho quá trình thay răng diễn ra đúng thời điểm, mọc đúng hướng và chiều răng. Vì thế, nhiều khả năng khi trẻ thay răng vĩnh viễn hoàn tất, hàm răng cũng đã đạt độ đều đặn cao mà không cần phải mất thời gian điều trị thêm nữa.

Răng cấm là một ví dụ cụ thể cho thấy nên niềng răng cho trẻ em từ sớm. Chiếc răng này mọc rất sớm, khi trẻ 6 tuổi và chưa có chiếc răng sữa nào rụng đi. Cho nên răng 6 thường bị lệch, nếu vẫn để răng này như thế, không điều chỉnh thì khả năng khi các răng hàm kế cận được thay thế sẽ choán mất chỗ của răng cấm, khiến cho răng cấm bị lệch vĩnh viễn. Nhưng nếu theo dõi niềng răng cho trẻ vào thời điểm này thì có thể nắn đẩy răng cấm vào chuẩn vị trí trên cung hàm khi răng hàm kế cận được thay.

NIỀNG RĂNG TRẺ EM CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT?
Không nhiều người trưởng thành mà may mắn có được hàm răng đẹp, đều đặn, khớp cắn chuẩn. Vì thế, niềng răng cho trẻ em cũng là một cách để bạn giúp cho bé có được hàm răng đẹp nhất khi trưởng thành.

Sai lệch răng và khớp cắn có thể khiến trẻ gặp khá nhiều vấn đề rắc rối về sau này. Ngoài ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ, khiến trẻ mặc cảm tự ti mà còn gây khó khăn cho trẻ trong ăn nhai rất phiền phức. Hơn thế là hàng loạt những vấn đề về bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, viêm khớp thái dương. Vì theo thống kế, tỷ lệ người bị bệnh lý răng miệng cao hơn hẳn ở những người có hàm răng không đều đặn.

TRẺ NIỀNG RĂNG BẰNG DỤNG CỤ GÌ?
Dụng cụ dùng trong chỉnh nha được gọi là khí cụ, chủ yếu nhất là mắc cài. Nhưng khi niềng răng trẻ em, hàm tháo lắp cũng được sử dụng rất phổ biến. Bởi vì hầu hết các trẻ khi niềng chỉnh đều cần phải đóng cắn hở, cắn lệch, nong và cân chỉnh hàm. Khi đó, không khí cụ nào lý tưởng hơn là hàm tháo lắp.

Nếu trẻ em ở độ tuổi từ 12 trở lên thì mắc cài lại là khí cụ được sử dụng rộng rãi hơn khi răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ. Mắc cài với những dây thun sắc màu sẽ khiến cho trẻ thích thú và tập làm quen dễ dàng hơn với những chiếc mắc cài.

THỜI GIAN NIỀNG RĂNG CHO TRẺ EM MẤT BAO LÂU?
Nhìn chung, so với chỉnh nha người lớn thì chỉnh nha cho trẻ em nhanh đạt hiệu quả hơn và rất triệt để. Nhưng cần khá nhiều thời gian để theo dõi vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất của cuộc đời. Cho nên sẽ có thể có những phát sinh mở rộng bất thường ở xương hàm, răng và nướu cần được xử lý. Bạn có thể tham khảo thêm:

NIỀNG RĂNG TRẺ EM CÓ ĐAU KHÔNG?
Nếu kỹ thuật đảm bảo thì có thể yên tâm, trẻ sẽ trải qua ca điều trị nhẹ nhàng và dễ chịu nhất sau 1 – 2 tuần đầu làm quen với khí cụ. Thực chất niềng răng sẽ không gây bất kỳ đau đớn nào cho trẻ, chỉ mất khoảng thời gian đầu chưa quen với khí cụ chỉnh nha răng trẻ có thể hơi ê nhức. Để giảm thiểu được tình trạng này, bạn hãy nhắc nhở trẻ chú ý vệ sinh răng miệng kỹ, đồng thời giảm đau bằng cách súc miệng nước muối. Khi đã quen dần rồi thì trẻ sẽ không còn khó chịu nữa

NIỀNG RĂNG CHO TRẺ EM CÓ CẦN BÁC SỸ GIỎI KHÔNG?
Tuy răng và xương hàm của trẻ còn non dễ điều chỉnh hơn ở người lớn. Nhưng khó khăn lại đến từ việc trẻ còn nhỏ, còn phát triển nên bác sỹ phải có năng lực dự đoán hướng phát triển hàm mặt chính xác và kiểm soát được tốt nhất những bất thường có thể phát sinh. Cho nên, niềng răng cho trẻ em vẫn cần đến bác sỹ đặc biệt giỏi để tránh điều trị thất bại.

Khí cụ này thường có thiết kế cung môi, ốc nong và lò xo xoắn. Tùy từng tình trang răng cụ thể của trẻ mà bác sỹ sẽ chỉ định khí cụ phù hợp nhất.

Đừng lo lắng khi thấy tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em

Chảy máu chân răng ở trẻ em là một trong những trường hợp khiến cho nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng, việc tìm nguyên nhân và cách giải quyết hợp lý là vấn đề nan giải lúc này.

Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi trẻ chải răng thì rất có thể bé nhà bạn đang bị viêm nướu. Viêm nướu răng là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Viêm nướu là sự nhiễm trùng những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Nướu có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Bệnh viêm nướu là tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm nướu răng xung quanh răng và chảy máu chân răng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không thường xuyên và đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng dẫn đến tình trạng viêm nướu.

Viêm nướu giai đoạn đầu có thể chảy máu chân răng, dần dần chỗ nướu sẽ càng ngày càng sưng to và đỏ hơn, khiến trẻ đau nhức ngày đem, khó khăn trong ăn uống và tình trạng này có thể lây lan sang các răng khác nếu không được điều trị kịp thời. Với giai đoạn răng sữa bị viêm nướu thì rất có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Do đó, tốt nhất bạn nên đưa bé đi thăm sớm vì chảy máu chân răng ở trẻ em là một triệu chứng bệnh lý không thể coi thường.

trẻ em bị chảy máu chân răng

>> Lấy cao răng là gì

>> Tự nhiên bị chảy máu chân răng

Bên canh đó, bạn bên chú ý giữ vệ sinh cho bé bằng cách dùng bàn chải lông mềm dành cho trẻ em, hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sau khi ăn. Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm, bánh ngọt, trái cây chứa nhiều chất đường.
Nguyên nhân viêm nướu ở trẻ Nguyên nhân chính của bệnh viêm nướu là từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu và vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ.

Do vậy, các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm bệnh nướu răng có thể giúp cho trẻ giữ được hàm răng tốt. Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu là mảng bám hình thành trên răng, đó là một lớp màng mỏng mềm, dính, không màu, có chứa vi khuẩn, hình thành trên bề mặt răng và nướu của chúng ta trong suốt cả ngày.

Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Nếu mảng bám không được làm sạch đúng mức bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nó sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu gây viêm nướu. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu. Khi trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng dẫn đến trẻ bị viêm nướu

Được tạo bởi Blogger.