Hiển thị các bài đăng có nhãn cao-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thắc mắc nên lấy cao răng khi đang cho con bú

Phụ nữ sau khi sanh con rất cẩn thận về vấn đề sức khoẻ. Vì sức khoẻ của mẹ có thể ảnh hưởng tới em bé. Vậy nhiều chị em thắc mắc mình có nên lấy cao răng khi đang cho con bú không? Thuốc dùng có ảnh hưởng gì không?

Khi mang thai, lượng hoócmôn trong cơ thể của phụ nữ có rất nhiều thay đổi ảnh hưởng đến hàm răng, ngoài ra do lượng canxi bị thiếu hụt dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng

Hơn nữa, tuyến nước bọt trong cơ thể bà mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng giúp ngăn chặn sự xuất hiện sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm hơn so với người bình thường và hậu quả là bị sâu răng, nướu dễ bị nhiễm khuẩn, làm tăng mảng bám. Nên quá trình hình thành cao răng diễn ra nhanh hơn trước và sau khi sinh.

Nhiều bà mẹ đang cho con bú rất chú ý giữ gìn và cố gắng không đưa các loại thuốc vào cơ thể trừ trường hợp cần thiết vì họ lo sợ việc này sẽ có hại cho sự phát triển của trẻ nhỏ thông qua sữa mẹ. Lấy cao răng khi đang cho con bú là một trong những vấn đề được các bà mẹ quan tâm.

Trong hoạt động điều trị nha khoa, chỉ khi phải nhổ răng, tiểu phẫu, nạo túi nha chu, chữa tủy răng,… mới cần thiết phải chích thuốc tê trước khi điều trị và uống thuốc theo toa sau đó.

>>> Cạo vôi răng có làm răng yếu đi không
Lấy cao răng khi đang cho con bú


Lấy cao răng thì không cần phải tiêm thuốc gây tê cũng như không cần phải uống thuốc. Vì vậy, có thể cho thấy rằng, phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú hoàn toàn có thể lấy cao răng, đánh bóng bình thường.

Do đó, nếu như các bà mẹ đang có cao răng thì hoàn toàn có thể yên tâm đến phòng khám nha khoa để lấy cao răng nhé.

Dù là đang mang thai, sau khi sinh con hay người bình thường thì việc giữ vệ sinh răng miệng cũng đều quan trọng để có một hàm răng chắc khỏe.

Khi nuôi con một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú.

Lưu ý sau khi lấy cao răng

– Đánh răng thường xuyên và đúng cách.

– Súc miệng bằng nước muối pha loãng.

– Không nên dùng thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.

Như vậy, thông tin tìm hiểu rõ phần nào sẽ giúp các chị em có quyết định thích hợp.

Hôi miệng ở bé xử lý nên làm sao?

Tình trạng miệng bé có mùi hôi xảy ra thì mẹ nên dùng cách gì để cải thiện. Bé bị hôi miệng là bệnh gì và nguyên nhân như thế nào? Và cách trị hôi miệng vĩnh viễn sau đây sẽ giúp các mẹ.

Hôi miệng ở bé là tình trạng tương đối hiếm. Nó thường xuất hiện ở bé tuổi tập đi vì khi đó, nhiều loại thức ăn gây nên vi khuẩn trong miệng và tạo nên mùi hôi. Miệng hôi khi vừa ngủ dậy được gọi là chứng hôi miệng buổi sáng.

Nguyên nhân và cách ứng phó khi trẻ bị hôi miệng:

Để hơi thở của bé được thơm tho, bạn cần vệ sinh miệng cho con với nước trước giấc ngủ trưa để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa (hoặc sữa) từ răng và miệng. Với bé lớn hơn, có thể giúp bé đánh răng và dạy bé súc miệng với nước. Những biện pháp này tuy đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng. Tuy nhiên, nếu bé mắc hôi miệng kéo dài, bạn cần tìm những nguyên nhân khác.

Vi khuẩn có thể khiến hơi thở bé có mùi. Nếu bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi, vi khuẩn từ những vật này có thể chuyển vào miệng. Kết quả, chúng phát triển thành một mùi khó chịu. Điều quan trọng là phải rửa và khử trùng với những vật bé hay mút. Nếu bé ngừng mút, hơi thở hôi sẽ biến mất.

Nếu không phải nguyên nhân trên, hơi thở của bé vẫn hôi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Miệng hôi có thể do sâu răng hoặc dị vật kẹt ở mũi. Viêm xoang cũng có thể gây nên hôi miệng vì nó khiến bé phải thở bằng miệng, làm miệng bị khô (nước bọt có tính kháng khuẩn tự nhiên và giữ vi khuẩn trong miệng ở mức chấp nhận được, nếu ít nước bọt, miệng sẽ khô và nhiều vi khuẩn). Cách hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong miệng là không để bé vừa ngủ vừa ngậm bình sữa. Nên cho bé uống nước lọc trong ngày vì uống đủ nước hạn chế được chứng khô miệng.

Đôi khi hơi thở của em bé xấu là do trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám bởi một bác sĩ chuyên môn. Đường trong chế độ ăn của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục. Các bé ở tuổi chập chững biết đi và ngay cả người lớn khỏe mạnh đôi khi hơi thở cũng có mùi. Nếu mùi này biến mất khi bạn cọ răng lợi cho bé thì điều này là bình thường.
trẻ em bị chảy máu chân răng

Vi khuẩn bình thường sống trong miệng, tương tác với những mẩu thức ăn thừa, gây hơi thở có mùi. Các mảnh thức ăn có thể là cực kỳ nhỏ, bám vào kẽ răng, trong lợi, lưỡi hoặc bề mặt của amiđan ở phía sau cổ họng của bé. Vi khuẩn phản ứng với nước bọt làm hơi thở hôi. Đó là lý do buổi sáng, bạn có thể phát hiện hơi thở của bé có mùi hôi hơn thường lệ. Bởi sau một giấc ngủ ban đêm, phản ứng giữa các chất trong miệng bé sẽ gây ra một mùi, mùi này vẫn còn cho đến khi bạn lau cọ răng miệng cho bé vào buổi sáng.
Ăn uống có thể giúp làm sạch các chất gây mùi hôi trong miệng. Do đó, bạn có thể cho bé chập chững biết đi của mình uống đủ nước lọc, gặm đồ ăn nhẹ như những lát hoa quả (táo, lê…), ăn bánh quy ít đường.
Nếu bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả thì nguy cơ hôi miệng ở bé càng nhiều. Các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có thể vào miệng và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu. Vì thế, bạn nên thường xuyên rửa tay cho bé sạch sẽ với xà phòng và nước, đặc biệt với bé hay ngậm tay.

Nếu bé dùng ti giả, nên khử trùng ti giả thường xuyên bằng cách thả nó vào nước sôi hoặc đặt trong máy tiệt trùng. Tốt nhất bạn nên đánh lạc hướng để bé loại bỏ từ từ thói quen ngậm ti giả hay mút tay.
Những bệnh về viêm lợi, áp xe răng cũng có thể làm hơi thở có mùi hôi ở bé. Nên cho bé mới biết đi của bạn tới nha sĩ để được kiểm tra răng và lợi.

Một số bé có dị vật trong mũi cũng gây mùi hôi cho hơi thở. Chẳng hạn, một mẩu đồ ăn, đồ chơi nhỏ kẹt trong mũi. Triệu chứng đi kèm với hơi thở hôi là chảy nước mũi một hoặc hai bên. Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc amiđan. Ngay cả khi amiđan không viêm thì các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, gây mùi cho hơi thở. Bạn có thể đưa con đi kiểm tra amiđan của bé trong một buổi khám cổ họng. Nếu có vấn đề, những mảnh vụn thức ăn bám ở đây sẽ được loại bỏ.
Cuối cùng những bé bị trào ngược dạ dày cũng khiến hơi thở có mùi. Tuy nhiên nếu là nguyên nhân này thì sẽ đi kèm những triệu chứng khác, chẳng hạn nôn trớ sau khi ăn.

Những thông tin phần nào hữu ích cho các mẹ để chăm sóc con tốt hơn và bảo vệ răng cho bé sau này.

Được tạo bởi Blogger.