Hiển thị các bài đăng có nhãn an-gi-sau-khi-nho-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn – Địa chỉ niềng răng cho trẻ em uy tín


Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn là một trong số ít những bệnh viện chuyên sâu về nha khoa ở Việt Nam


>> Sâu răng nên uống thuốc gì

>> răng sâu phải làm sao
>> răng bị sâu đen phải làm sao


Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn là một trong số ít những bệnh viện chuyên sâu về nha khoa ở Việt Nam, thực hiện các dịch vụ nha khoa từ đơn giản đến phức tạp, tạo được niềm tin cho hàng chục ngàn khách hàng trong và ngoài nước. Khi thực hiện niềng răng cho trẻ em tại đây bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi:

+ Được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa. Những người đã am hiểu rất rõ về khớp cắn và kỹ thuật chỉnh nha, sẽ giúp điều trị và chỉnh sửa những lệch lạc ở răng trẻ một cách hoàn hảo nhất. Cùng với đó là áp dụng các phương pháp chỉnh nha niềng răng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, lên kế hoạch niềng răng phù hợp nhất giúp trẻ có được hàm răng đẹp vĩnh viễn.



+ Bệnh viện được trang bị đầy đủ các máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất hiện nay. Hỗ trợ quá trình chuẩn đoán và điều trị được nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

+ Đội ngũ phụ tá chu đáo sẽ hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của bạn một cụ thể và nhiệt tình nhất.

+ Bên cạnh đó, toàn bộ quy trình điều trị đều được tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy định của Bộ Y tế đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

Cách khắc phục răng bị mẻ hiệu quả bền lâu chỉ sau 1 ngày

Đâu là cách khắc phục răng bị mẻ nhanh và hiệu quả nhất hiện nay là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn và đi tìm câu trả lời nhiều trong thời gian gần đây. Với những chia sẻ trong bài sau bạn sẽ không phải mất công đi tìm đáp án cho thắc mắc trên nữa, hãy cùng tham khảo.


>> tại sao phải trám răng
>> sâu răng nổi hạch

1. Nguyên nhân vì sao răng lại bị mẻ?

Để tìm ra cách khắc phục răng bị mẻ hiệu quả trước hết phải nắm được nguyên nhân vì sao răng lại bị mẻ. Theo sự đánh giá chung của các chuyên gia thì răng bị mẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có những trường hợp do thiếu hụt canxi trong men răng có thể làm cho răng dễ bị phá vỡ khi có tác động từ bên ngoài hoặc quá trình sâu răng cũng có thể làm mất sự liên kết giữ các mô răng, khiến cho các mô răng bị phá hủy dẫn đến vỡ, mẻ.


Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới tình trạng răng bị vỡ mẻ là do những chấn thương từ bên ngoài do va đập mạnh hoặc do tác động của lực cắn, nhai, đặc biệt là đối với những răng bản thân đã yếu do thiếu canxi.

Ngoài ra, hiện tượng nghiến răng trong lúc ngủ cũng khiến răng bị bào mòn dần dần và vỡ mẻ. Khi cấu trúc răng bị yếu đi thì chỉ cần có sự tác động từ bên ngoài thì nguy cơ vỡ mẻ là không tránh khỏi và việc điều trị khi răng sứt mẻ là điều cần thiết không những đảm bảo ăn nhai tốt mà còn hạn chế tổn thương răng lan rộng hơn, hạn chế vi khuẩn tấn công.

2. Cách khắc phục răng bị mẻ hiệu quả và tiết kiệm

Khi răng bạn bị mẻ thì cần phải có một cách khắc phục răng bị mẻ phù hợp, đem lại hiệu quả cao càng sớm càng tốt để răng không bị rơi vào tình trạng nguy cấp hơn.

Đối với trường hợp răng bị mẻ bạn có thể áp dụng cách chữa răng bị mẻ bằng phương pháp bọc sứ, dùng mặt dán sứ Veneer hoặc trám răng để khắc phục tình trạng mẻ răng. Có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm của các phương pháp này như sau:

+ Bọc sứ: Nếu như bọc sứ thường phải xâm lấn đến răng bằng cách mài cùi để bọc mão sứ ở bên ngoài thì trám răng có một ưu điểm cơ bản là không xâm lấn đến răng thật, do đó thời gian trám răng cũng khá nhanh.

+ Trám răng: Thao tác trám răng mẻ hoàn thành chỉ trong vòng 10-15 phút có thể đạt được tính thẩm mỹ cao nhất. Đây được coi là phương pháp phổ biến nhất giúp phục hồi răng bị mẻ, mang lại một hàm răng đẹp ưng ý.

Răng cửa bị mẻ phải làm sao cho đều đẹp tự nhiên?

Răng cửa mẻ phải làm sao cho đều đẹp tự nhiên là điều khiến nhiều người băn khoăn lo lắng. Bởi đây là vị trí răng có tính thẩm mỹ cao, chỉ cần răng sứt mẻ một chút cũng khiến cho người đối diện phát hiện ra. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất?


>> nhổ răng sâu hàm trên
>> trám răng sâu cho trẻ em có đau không
>> trám răng sâu cho trẻ em có lâu không

Trường hợp răng cửa bị mẻ ít phải làm sao?

Với trường hợp bị mẻ ít, vết mẻ nhỏ ở phần hàm trên thì có thể phục hồi được bằng cách trám răng và chất liệu phổ biến để trám là composite.

Đây được coi là phương pháp giúp răng mẻ trở nên đều đặn đơn giản và mất ít thời gian nhất, răng bạn có thể được tạo hình ngay tại trung tâm nha khoa mà không lần đến tái khám nhiều lần. Chất liệu composite có màu gần giống với màu men răng để thay thế phần răng bị khuyết thiếu.

Tuy nhiên, chất liệu này có nhược điểm là dễ bị bong vỡ hơn so với răng thật, do đó, nên bạn cần tránh những thức ăn có độ cứng hay cắn xé vật cứng để bảo vệ răng sau khi được phục hồi.


Trường hợp răng bị mẻ miếng lớn phải làm sao?

Răng cửa bị mẻ phải làm sao cho đều đẹp tự nhiên? Trường hợp này thì sẽ không thể phục hồi được với biện pháp trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu composite thông thường mà cần phải áp dụng phương pháp chụp răng sứ – đây là một giải pháp hoàn hảo giúp khắc phục tình trạng này.

Phương pháp bọc răng sứ là cách tạo ra một chụp răng sứ có hình thể và độ bền giống như răng thật tại vị trí răng cần bọc nhằm che đi phần răng mẻ, giúp duy trì ăn nhai bình thương. Khi bạn đến khám sẽ được bác sĩ lấy dấu răng và tạo hình răng sứ bằng với răng thật của bạn. Với 2-3 lần đến trung tâm, phần răng cửa bị mẻ sẽ được phục hồi đều đặn như cũ.

Phương pháp bọc răng sứ này được chế tạo theo một quy trình phức tạp, không thao tác chỉnh sửa được ngay trên răng nhưng lại có thể duy trì được phục hình rất lâu dài mà không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng và có độ bền cao hơn so với trám răng composite. Mão sứ ôm trọn lấy thân răng thật giúp bảo vệ răng khỏi những tác nhân bên ngoài cũng như che đi những khiếm khuyết trên răng, giúp phục hình răng một cách toàn diện.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nếu như có bất kỳ dấu hiệu mẻ, vỡ răng như thế nào để có một phương pháp điều trị hợp lý.

Tật nghiến răng và hậu quả nặng nề

Nghiến răng là tật khá phổ biến ở người lớn và trẻ em nhưng phần lớn chúng ta không biết cách để kiểm soát, vì thế nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.


>> Trị sâu răng bao nhiêu tiền
>> Trị sâu răng ở đâu tốt
>> Răng bị sâu đen phải làm sao

Nghiến răng là tình trạng khi các răng ở hai hàm nghiến siết với nhau. Thực tế, nó có thể xảy ra không chỉ khi ngủ mà còn xuất hiện khi thức, trong trạng thái tập trung quá mức, giận dữ hay quá căng thẳng... là những thời điểm chúng ta không nhận thức được.

Nguyên nhân và những hệ lụy khi mắc phải tật nghiến răng

Bệnh nhân có tật nghiến răng thường được phát hiện bởi những người xung quanh (nghiến răng khi thức) hoặc người ngủ cùng (nghiến răng khi ngủ). Nghiến răng nhiều gây mòn răng; mẻ răng; nhạy cảm răng (nhẹ hay nặng tùy vào tổn thương mòn răng); đau tai nhưng không có tổn thương ở tai; mỏi, căng cơ hàm, đau khi ăn nhai ở một bên mặt.


Nguyên nhân của nghiến răng chưa thực sự rõ ràng, thường được cho là liên quan tới các yếu tố sau:

Yếu tố thần kinh: Nghiến răng có thể liên quan đến các yếu tố tâm lý và thần kinh như căng thẳng, lo lắng hoặc ở những người có tính cách hiếu thắng, hoạt động quá mức.

Rối loạn giấc ngủ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngủ chập chờn, mê sảng, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bóng đè hoặc ảo giác khi ngủ có liên quan mật thiết đối với tật nghiến răng.

Thuốc: Nghiến răng cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số thuốc an thần như phenothiazin, thuốc chống trầm cảm...

Bệnh lý: Có thể là hậu quả của các bệnh lý như trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh Parkinson... Thậm chí hàm răng lệch lạc, khớp cắn không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây ra nghiến răng.

Hay gặp ở trẻ em

Tần suất của việc nghiến răng có xu hướng giảm dần theo tuổi, trẻ em nghiến răng nhiều hơn người lớn và thấp nhất sau độ tuổi 65, có thể liên quan tới sự chưa hoàn thiện của hệ thống thần kinh cơ và các rối loạn về giấc ngủ cũng như tâm lý chưa ổn định, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh ở trẻ em.

Nghiến răng ở trẻ thường xuất hiện sau khi mọc những răng phía trước vào khoảng 1 tuổi, trẻ có tật thở miệng hoặc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, amidan lớn, hen suyễn; đặc biệt trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, những trẻ trong độ tuổi tới trường với áp lực học tập cao có tỷ lệ nghiến răng cao hơn.

Các biến chứng có thể gặp của nghiến răng

Hầu hết các trường hợp nghiến răng không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên nghiến răng mức độ nặng và thường xuyên có thể gây ra một số biến chứng như: tổn thương răng, xương hàm, các phục hình răng; nhạy cảm răng do mòn răng; rối loạn khớp thái dương hàm; đau vùng đầu mặt.

Khắc phục cách nào?

Nghiến răng mức độ nhẹ không cần điều trị, tuy nhiên với những trường hợp nặng, điều trị là thực sự cần thiết. Phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc bởi nha sĩ qua thăm khám. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giảm các ảnh hưởng tới răng, phục hình, khớp thái dương hàm và hạn chế tối đa việc nghiến răng. Việc điều trị bao gồm các liệu pháp trị liệu, thuốc, can thiệp nha khoa.


Đánh răng như thế nào là đúng cách ?

Đánh răng là việc làm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, vừa dễ thực hiện lại hữu hiệu giúp loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng, giúp ngăn ngừa sâu răng và mang lại cho bạn một hàm răng khỏe mạnh, nhưng đánh răng như thế nào là đúng cách thì không phải ai cũng biết.


>> Cách điều trị răng hô
>> Cách làm răng bớt vổ


Những bước đánh răng đúng cách như sau:

*Trước tiên bạn nên súc miệng bằng nước lạnh khoảng 30 giây để loại trừ những thứ bám trên răng.

* Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch qua răng trước khi đánh.

*Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước, sau đó lấy lượng kem đánh răng vừa đủ.

* Bắt đầu chải răng :


– Bạn nên sử dụng các bàn chải có đầu lông bàn chải tròn và mềm để tránh làm mòn răng và tổn thương nướu.

– Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu. Đầu lông bàn chải phải tiếp xúc cả răng lẫn nướu.

– Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của 2 – 3 răng với động tác rung và xoay tròn tại chỗ.

– Di chuyển bàn chải đến nhóm răng kế tiếp và lặp lại động tác trên. Chải mặt trong các răng tương tự.

– Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong các răng trước.

– Kéo bàn chải theo hướng ngoài – trong.

– Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng chải từ sau ra trước và rung nhẹ.

– Chải lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường hoặc bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để loại bỏ các vi khuẩn tạo mùi hôi.Hai mục đích chính của việc chải răng hiệu quả phải là: làm sạch răng và xoa nắn nướu. Thời gian đủ để chải sạch răng là khoảng 2 – 3 phút.

* Làm sạch khoang miệng và lưỡi; sau đó súc miệng với nước.

* Rửa sạch bàn chải đánh răng và đánh lại răng một lượt mà không sử dụng kem đánh răng.

* Súc miệng 30 giây bằng các dung dịch làm sạch, tạo hơi thở thơm tho.

Đánh Răng Như Thế Nào Là Đúng Cách ?

* Cuối cùng, bạn hãy rửa sạch miệng bạn trước khi bước ra khỏi phòng tắm.

Cách phòng chống sâu răng ở trẻ

Sâu răng, đen răng, răng sún… là bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ em. Đa phần sâu răng bắt nguồn từ việc chưa biết và chưa chú trọng cách vệ sinh răng miệng đúng cách.



Vệ sinh răng miệng cho trẻ: ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng trẻ còn chưa mọc, hãy lấy một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn, và ngay trước khi trẻ đi ngủ.


Giai đoạn chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ nhú lên đến khi chiếc răng sữa cuối cùng mọc, thì nên sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ dành cho trẻ em và giúp trẻ đánh răng trong giai đoạn này.

Từ 3 tuổi trở đi, các bậc cha mẹ có thể khuyến khích và tạo môi trường vui thích để trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, từ đó xây dựng ý thức tự chăm sóc răng miệng của trẻ.

Sử dụng kem đánh răng có chứa lượng fluoride phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Fluoride tuy là thành phần trong mọi loại kem đánh răng của người lớn nhưng đây lại là chất hóa học có ảnh hưởng rất mạnh đến răng của trẻ nhỏ.


Khuyến khích bé uống nước nhiều hơn để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng. Tránh để bé uống quá nhiều đồ ngọt như nước có gas, một số loại nước ép trái cây đóng hộp khác hay các loại soda…

Khuyến khích bé và cùng bé thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đối với bữa ăn nhẹ nên cân đối những món ăn bổ dưỡng và hạn chế đồ ngọt vì đồ ngọt chứa nhiều carbohydrate kích thích vi khuẩn tiết axit ăn mòn men răng.

Dành thời gian và sắp xếp lịch hẹn với trung tâm nha khoa uy tín để đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần cho cả bé và bản thân mình để sớm phát hiện, điều trị bệnh sâu răng cũng như các bệnh răng miệng khác nếu có.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Nhừng trường hợp nào nên nhổ răng

Câu hỏi:
Thưa bác sĩ, cháu muốn hỏi  nhổ răng có đau không  ạ? Hiện tại cháu muốn đi nhổ răng vĩnh viễn là răng khôn bị sâu của mình nhưng cháu thực sự rất sợ. Bác sĩ trả lời cho cháu yên tâm với ạ! (Thu Hương – Hà Nội)
Trả lời :
Chào bạn Thu Hương !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc nhổ răng có đau không của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.
nho-rang
Nỗi sợ hãi về một quá trình nhổ răng đau đớn không hề lạ. Rất nhiều người vì sợ mà chần chừ, dẫn đến những biến chứng nặng hơn do răng khôn để lại mà không biết rằng với kỹ thuật gây tê cùng với trang thiết bị công nghệ hiện đại, nhổ răng không còn gây đau nữa.
Nhổ răng có đau không tại Nha khoa KIM?
Tại nha khoa KIM, một quy trình nhổ răng thông thường diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng 20-30′. Với các trường hợp răng khôn biến chứng phức tạp thì trung bình từ 45-60′. Trong suốt khoảng thời gian này, bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng, không hề có cảm giác đau đớn nhờ sự hỗ trợ tuyệt vời của hệ thống giảm đau.
1. Thuốc tiêm gây tê
Gây tê để giảm bớt cơn đau trong quá trình nhổ răng. Thuốc tê được tiêm vào các vùng ảnh hưởng. Đối với trường hợp nhổ răng khôn, bên dưới xương hàm và phần nướu dày nên gây tê được thực hiện cục bộ trên diện rộng để toàn bộ dây thần kinh ở khu vực xung quanh tê liệt. Tùy thuộc từng người mà liều lượng gây tê được điều chỉnh phù hợp cho đến khi không còn cảm giác nữa.
2. Thuốc mỡ gây tê
Gây tê bằng cách sử dụng thuốc mỡ bôi. Đối với các trường hợp quá sợ đau, có thể sử dụng thuốc bôi để giảm thiểu sự khó chịu trước khi gây tê bằng phương pháp tiêm thuốc. Thuốc mỡ có tác dụng trong vòng 20s và được nha sĩ sử dụng thường xuyên trong quá trình làm dịch vụ nhổ răng.
3. Gây tê dạng xịt
Thuốc gây tê dạng xịt, dung dịch được xịt trực tiếp lên khu vực chuẩn bị thao tác và sẽ có tác dụng ngay. Thích hợp với mọi đối tượng và giảm thiểu sự lo lắng sợ hãi cho bệnh nhân vì không cần dùng đến kim tiêm.
4. Hệ thống gây tê, gây mê hỗ trợ từ máy tính
Gây tê, gây mê tự động dưới sự hỗ trợ từ chương trình máy tính được cài đặt. Áp lực của dung dịch gây tê, gây mê lên nướu thông qua đầu mũi kim và tốc độ bơm dung dịch được kiểm soát tốt. Quá trình gây tê gây mê hoàn toàn đơn giản nhẹ nhàng.
5. Hỗ trợ nhổ răng bằng máy cắt xương siêu âm
Đối với các trường hợp nhổ răng khôn phức tạp như mọc lệch, mọc ngầm, đâm xiên vào răng số 7 hoặc đâm ngang ra ngoài sẽ hỗ trợ bằng máy cắt xương siêu âm. Đầu máy nhẹ nhàng đi quanh cổ răng, các mũi siêu âm sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc từ 28-36 Khz sẽ tác động trực tiếp làm đứt các dây chằng nha chu, phân tách răng ra khỏi tổ chức quanh răng và xương ổ răng.
Nhổ răng có đau không và có biến chứng gì không?
Với quy trình và hệ thống thiết bị hiện đại, đối với câu hỏi Nhổ răng có đau không của bạn, nha khoa KIM cam đoan nhổ răng không hề gây đau đớn. Nếu bạn còn những băn khoăn nào khác liên quan đến nhổ răng vĩnh viễn, nhổ răng đau, cách nhổ răng không đau, bạn có thể trực tiếp liên hệ với trung tâm thông qua Hotline hoặc Gửi câu hỏi tư vấn để được bác sĩ giải đáp sớm nhất. Cảm ơn bạn!

Mới nhổ răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?


Nếu bạn sắp phải nhổ răng và đang băn khoăn không biết nên ăn uống những gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để răng nhanh chóng khỏe lại nhé!

Chế độ dinh dưỡng là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi sau khi nhổ răng. Mới nhổ răng nên ăn gì, kiêng ăn gì, ăn như thế nào và sau khi ăn cần vệ sinh ra sao? Tất cả đều sẽ được tư vấn chi tiết và đầy đủ nhất từ các chuyên gia nha khoa giàu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây.

Có một vài điều bạn cần phải lưu ý sau khi chiếc răng của bạn bị nhổ bỏ. Khi răng mất đi thì phần khoảng trống để lại sẽ được lấp đầy bởi máu, tạo thành một cục máu đông. Để phục hồi tốt, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống với thực phẩm mềm để tránh gây ảnh hưởng đến cục máu đông này và nắm rõ mới nhổ răng nên ăn gì.


Nắm rõ mới nhổ răng nên ăn gì rất quan trọng cho quá trình phục hồi



Quãng thời gian hồi phục sau khi nhổ răng chiếm từ 1-2 tuần. Khung thời gian cho các loại thực phẩm cụ thể mà bạn có thể ăn sẽ khác nhau tùy thuộc vào quá trình và vị trí nhổ răng của bạn (răng cửa, răng hàm nhỏ, răng khôn..). Hầu hết các ca nhổ răng đều hạn chế ăn thức ăn trong 24h đầu tiên vì vậy bạn cần biết chắc mới nhổ răng nên ăn gì để không tự gây khó khăn cho chính bản thân mình.


Smoothie là một trong số đồ ăn thích hợp sau khi nhổ răng
1. Mới nhổ răng nên tránh ăn gì?

Không ăn các đồ ăn lỏng nóng như súp, trà, cafe vì nhiệt có thể hòa tan các cục máu đông và khiến cho xương tiếp xúc với thực phẩm hay đồ uống, gây ra đau đớn. Sau 24h đầu tiên, bạn có thể ăn các thức ăn mềm như bún, mỳ, thạch, pho mát, bánh và một số loại nước sốt.

Tránh ăn các thực phẩm dễ tạo thành các vụn nhỏ trong khoang miệng như khoai tây chiên, bánh quy, thực phẩm hạt rắc. Các mảnh thức ăn có thể rơi vào khoảng trống răng bị nhổ và gây nhiễm trùng. Tuyệt đối tránh những thực phẩm cứng hoặc dai có thể ảnh hưởng phần chân răng vừa nhổ.


Mới nhổ răng nên tránh đồ ăn tạo mảnh vụn

Bạn cũng nên tránh nhai thức ăn ở vùng nhổ răng vì tăng rủi ro làm tan cục máu đông cũng như tránh ăn cay. Không uống bằng ống hút và uống rượu ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.

Sau khi ăn, bạn muốn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ nhưng hãy chắc chắn không cọ trực tiếp lên phần nhổ răng. Sử dụng một miếng gạc sạch và ướt để lau nhẹ nhàng. Bạn nên đến gặp nha sĩ nếu thấy dấu hiệu nhiễm trùng – nghĩa là cơn đau trở nên tệ hơn, chảy máu kéo dài hơn 4 giờ, sưng đỏ và bị sốt.


Không dùng ống hút sau khi mới nhổ răng
2. Một số thực phẩm mềm bạn có thể ăn sau khi nhổ răng

Đây là danh sách một số loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi mới nhổ răng nên ăn gì của bạn.

Súp – khoai tây nghiền – khoai lang nghiền – trứng – táo xay – bánh – bột yến mạch – mì ống – sữa chua và các thực phẩm mềm tương tự đều chấp nhận được. Những đồ uống lỏng như sinh tố – nước ép trái cây – nước ép rau – thức uống chứa protein cũng là lựa chọn tốt. Các bạn vẫn lưu ý là tránh đồ nóng và lạnh cũng như đồ quá nhiều gia vị. Hãy chắc chắn đồ ăn hay đồ uống luôn ở nhiệt độ ấm vừa phải vì vị trí nhổ răng rất nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt trong 24-48 giờ đầu tiên.


Mới nhổ răng nên ăn gì hợp lý?

Thịt gia cầm – thịt bò – thịt heo – cá…vẫn có thể ăn được sau khi nhổ răng. Vấn đề quan trọng là bạn chuẩn bị thế nào. Bạn có thể ăn hầu hết các phần thịt mềm nhưng hãy chắc chắn là chúng được cắt miếng nhỏ để không phải dùng lực nhai quá nhều. Tốt nhất nên sử dụng những món hầm nhừ hoặc xay nhỏ thịt, tôm cùng rau xanh để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.


Những loại súp ấm rất tốt sau khi mới nhổ răng

Nhìn chung, bạn vẫn có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chỉ có điều bạn ăn chúng sau khi được chế biến như thế nào mà thôi.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.Chúc bạn sớm tìm lại những bữa ăn ngon miệng!!!


Được tạo bởi Blogger.